Da Liễu

Chào bs. Tôi 49t. Tổi bị lên mụn cơm và đã.thử rất nhiều cách như đốt hương chấm vào( cách các cụ dậy)hay ghiền lá tía tô ra nước rồi đắp vào chỗ có mụn nhưng mãi mãi vẫn chưa khỏi mà còn thỉnh thoảng nó lại nên mụn ở chỗ khác. Đôi Lúc lắc thây nó lên nhiều t khó chịu quá lên lấy kim khêu mụn lên. Và sau đó mụn thâm lại. Bs cho tôi hỏi t nên bôi gì và uống thuốc gì để khỏi ạ

pham thị thu

(2016/07/19 19:06)

Chào bác,
Với trường hợp của bác, bác không nên nặn mụn ra, vì mụn cơm là do virius gây nên, việc làm tổn thương ổ mụn càng tạo cơ hội cho mụn lan rộng ra.
Bác đã thử nhiều phương pháp dân gian nhưng không khỏi, bác có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da có thành phần là acid salicylic để điều trị mụn cơm bác nhé. Tuy nhiên sử dụng acid salicylic có khá nhiều lưu ý, dưới đây cháu liệt kê cho bác các lưu ý khi sử dụng:
\nDo thuốc tác dụng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác nên các chế phẩm của acid salicylic chỉ được dùng ngoài mà không dùng đường toàn thân (đường uống)
Khi bôi thuốc, cần bôi tại chỗ trên da từ 1 - 3 lần/ngày. Đối với dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi, bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ. Dạng thuốc gel, trước khi bôi làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút để tăng tác dụng của thuốc.
Nếu dùng dạng thuốc dán, rửa sạch và ngâm vùng da có mụn cơm trong nước ấm 5 phút, lau khô vùng da đó, rồi cắt miếng thuốc dán vừa với mụn cơm. Tùy thuộc vào chế phẩm, dán thuốc 2 ngày một lần hoặc dán khi đi ngủ, để ít nhất 8h, bỏ thuốc dán ra vào buổi sáng và dán thuốc mới sau 24h. Trong cả hai trường hợp, cần tiếp tục dùng thuốc có thể tới 12 tuần, cho đến khi tẩy được hạt cơm
Không dùng các chế phẩm có nồng độ axit salicylic trên 10% cho các mụn cơm vùng da bị nhiễm khuẩn, viêm, kích ứng, ở mặt, bộ phận sinh dục, mũi, miệng, các mụn cơm có lông mọc, nốt ruồi hoặc vết chàm. Cũng không dùng các chế phẩm này cho những người bệnh bị đái tháo đường hoặc suy tuần hoàn.

\nCần lưu ý, tránh bôi thuốc vào miệng, mắt, niêm mạc, hoặc vùng da bị nứt nẻ. Không bôi thuốc trên diện rộng vì có thể gây tác dụng toàn thân khi dùng quá nhiều. Mặc dù salicylat dùng tại chỗ ít được hấp thu hơn nhiều so với uống nhưng vẫn có thể xảy ra phản ứng phụ.
Ðiều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các mụn cơm dễ lan rộng. Ngoài ra, các tác dụng phụ thường gặp khi bôi thuốc là kích ứng da nhẹ hoặc cảm giác bị châm đốt, loét hoặc ăn mòn da (đặc biệt khi dùng chế phẩm có (axit salicylic nồng độ cao)

Ngoài ra hiện nay, có phương pháp đốt laser để điều trị mụn cơm. Bác nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn lựa chọn thuốc cũng như phương pháp phù hợp nhất bác nhé!
Chúc bác mau khỏi bệnh!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan