Các Bệnh Viêm Đường Hô Hấp Trên

Thưa bác sĩ. Cháu năm nay 26t. cháu là nữ. Khoảng nửa năm nay cháu hay bị viêm họng. hay có cảm giác vướng ở họng. khi súc miệng nước muối thì có đỡ nhưng không khỏi hẳn. Dưới hàm cháu nổi hạch khoảng như hạt lạc cứng không đau, hạch nổi từ nâu nhưng không hết, ngần đây cháu thấy giọng nói hơi khàn khàn khoảng 2 tuần rồi. cháu không bị ho cũng không đau rát họng. cho cháu hỏi như vậy là bị sao ạ? có sợ bị ưng thư vòm họng không ạ? Cảm ơn bác sĩ

Đặng Thị Hương

(2016/07/14 04:19)

Chào bạn!
Theo mô tả của bạn, nửa năm nay bạn thường bị viêm họng, có cảm giác vướng ở họng, súc miệng nước muối có đỡ nhưng không khỏi hẳn, có hạch dưới hàm. Hạch thường xuất hiện với biểu hiện sưng, đau, đỏ, đây là lúc hạch hoạt động chống lại các tác nhân lạ khi cơ thể có nhiễm khuẩn, thông thường hạch sẽ mất đi không sờ thấy nữa khi đã điều trị khỏi nhiễm khuẩn, nhưng cũng có trường hợp hạch bị xơ hóa, hạch nhỏ đi, không gây đau nhưng vẫn sờ thấy. Hiện tượng gần đây giọng bạn khàn khàn có thể là do bạn bị viêm họng do không điều trị triệt thể dẫn đến viêm thanh quản, viêm amidan. Với trường hợp của bạn, bạn nên phối hợp 2 phương pháp điều trị cả đông và tây y để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm liều kháng sinh, từ đó cải thiện được các tác dụng phụ của kháng sinh gây ra. Sản phẩm đang được nhiều người tin dùng hiện nay là Tiêu Khiết Thanh, bạn nên phối hợp Tiêu Khiết Thanh với thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn, kháng sinh chỉ nên dùng 1 đợt từ 5 -10 ngày, không nên dùng quá dài, sau đó duy trì Tiêu Khiết Thanh để ngăn ngừa viêm họng tái phát, giúp tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản từ đó cải thiện tình trạng khản tiếng hiệu quả, an toàn mà không có tác dụng phụ.
Về việc bạn có bị ung thư vòm họng hay không thì không thể căn cứ vào các triệu chứng này được mà cần phải được thăm khám trực tiếp, nội soi và làm một số xét nghiệm cần thiết từ đó mới có kết luận chính xác được. Theo mô tả của bạn thì có thể bạn đang mắc viêm thanh quản, bạn nên thực hiện các biện pháp trên nếu không thuyên giảm bạn nên đến chuyên khoa tai mũi họng để khám trực tiếp, xác định chính xác tình trạng bệnh từ đó có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan