chào bác sĩ, tình hình là răng của em bị ố vàng, ở giữa hai răng cửa thì bị đen(rảnh,khe giữa hai răng ấy ạ). bây giờ em xin hỏi bác sĩ là 1. làm sao để răng của em hết bị ố vàng và khe,rảnh ở giữa hai răng cửa của em hết bị đen ạ ? 2. nếu đi tẩy trắng răng thì có hết ó vàng và bị đen răng hay không ? xin cảm ơn bác sĩ, chúc bác sĩ sức khỏe ạ.
nguyễn tấn tài
(2016/06/25 07:42)
Chào bạn, Để đưa ra được biện pháp làm trắng răng, bạn nên tìm hiểu về nguyên nhân gây răng bị ố vàng: 1. Các nguyên nhân răng bị vàng ố ► Nguyên nhân nội sinh: - Việc nhiễm quá nhiều florua qua nước uống hay dùng loại kem đánh răng đều có thể dẫn tới sự hình thành các chấm trắng trên răng, nặng hơn là răng chuyển màu vàng, xám hay đen. Ngoài ra, ở một số địa phương ở nước ta có hàm lượng flour trong nước sinh hoạt cao làm cho bề mặt răng có những đốm nâu vàng. Nguyên nhân răng bị vàng ố có thể là do nội sinh hoặc ngoại sinh - Dược phẩm: Có một số loại kháng sinh và thuốc không kê đơn có thể gây đen hay xỉn màu răng mãi mãi mà thủ phạm thường gặp là kháng sinh tetracycline và thuốc kháng histamine. Hầu hết trẻ em đều uống nhiều thuốc kháng sinh và đây chính là một nguyên nhân làm vàng răng ở trẻ nhỏ. Thuốc chống rối loạn thần kinh và kháng sinh trị dị ứng cũng là nguyên nhân răng bị vàng ố. Trong quá trình mang thai nếu người mẹ sử dụng nhiều kháng sinh này thì sẽ ảnh hưởng đến độ trắng sáng hàm răng của trẻ sau này. - Các bệnh lý ở răng: Sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, chết tủy, là những yếu tố tác động làm ngả màu răng. Các bệnh nhiễm trùng và nướu răng có thể lây sang các răng khỏe khác, đồng thời làm xói mòn men răng, dẫn đến vàng răng. - Do yếu tố di truyền: Gen cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết cấu men răng dày và trắng thế nào. Có một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai cũng có thể gây ra vàng răng ở trẻ sơ sinh trong quá trình mọc răng của bé. ► Nguyên nhân răng bị vàng ố do ngoại sinh: - Thực phẩm: Những đồ uống và thực phẩm có tính axit cao và đường có thể gây xỉn màu răng. Ăn các thực phẩm hay uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường, sẫm màu hoặc uống nhiều trà, cà phê không chỉ làm vàng răng mà còn dẫn đến sự đổi màu của răng dưới dạng đốm và vết bẩn. Các thực phẩm nóng hay lạnh đều có thể ảnh hưởng đến men răng, gây nứt men răng, khiến các chất màu dễ dàng xâm nhập vào men răng. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm răng đổi màu ngay cả khi bạn chải răng miệng thường xuyên. Các chất hóa học trong nicotine phá vỡ lớp màng bảo vệ men răng dẫn đến hàm răng vàng. - Vệ sinh răng miệng kém: Những thói quen vệ sinh răng miệng kém như không đánh răng hoặc không dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên cũng có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn khu trú ở các khe răng, một lớp màu vàng mỏng bắt đầu bám vào răng, và dần dần răng ngả sang màu vàng. Đây là một trong những nguyên nhân răng bị vàng ố thường gặp nhất. Rất nhiều người không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên cho đến khi trưởng thành. 2. Điều trị các nguyên nhân răng bị ố vàng Phương pháp điều trị cần bắt đầu từ nguyên nhân răng bị vàng ố cụ thể. Đối với ố vàng răng ngoại sinh thì việc xử lý rất đơn giản do chúng chỉ ở trên bề mặt của răng. Chỉ cần vệ sinh răng miệng tốt là cải thiện được tình hình. Có thể dùng các sản phẩm làm sạch răng chuyên dụng thường xuyên. Đối với ố răng nội sinh thì việc “tẩy” trắng răng khó hơn rất nhiều có thể dùng phương pháp laser White. Cách tốt nhất là trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách điều trị thích hợp. Tùy theo từng mức độ ngả màu của răng, mất men, vàng sậm hay nâu vàng và tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng này các nha sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Thân ái,