Chào bạn
Đau bụng kinh được dùng để chỉ một loạt triệu chứng của phụ nữ trước, sau hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt, bao gồm đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), đau thắt lưng, bụng có cảm giác đầy hơi, hậu môn có những biểu hiện khó chịu như buồn đi ngoài...
Đau bụng hành kinh nhìn chung được phân làm hai loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
- Đau bụng kinh nguyên phát (còn gọi là đau bụng hành kinh mang tính cơ năng): Người bệnh không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biển đổi bệnh lý gì, nhưng vẫn bị đau bụng hành kinh. Hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Đau bụng kinh xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng.
- Đau bụng kinh thứ phát (còn gọi là đau bụng kinh mang tính khí chất), cơ quan sinh dục của người bệnh có nhiều thay đổi. Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung…
Nếu bạn bị đau bụng khi hành kinh, hết đau khi hết kinh thì đó là đau bụng kinh nguyên phát, thì bạn nên an tâm nhé.
+ Máu chảy ra thì đọng dưới nội mạc tử cung. Ban đầu chúng đông lại, sau đó chừng một ngày, chất pasminogen trong máu sẽ làm tan cục máu đông, máu trở thành lỏng và chảy ra ngoài và như chúng ta thấy thì đó là kinh nguyệt. Thông thường, máu kinh thường loãng là vì vậy, nhưng cũng có những trường hợp, chị em thấy có cục máu đông xuất hiện. Những cục máu đôngnày là do chúng chưa kịp tan trước khi được đẩy ra ngoài. Nhiều chị em khi còn có thêm các triệu chứng khác kèm theo như chướng bụng, đau bụng thậm chí là rất đau trong những ngày này. Bạn cũng không phải lo lắng quá vì không phải trường hợp nào thấy xuất hiện cục máu đông trong kì kinh nguyệt đều do bệnh tật, đó cũng có thể là hiện tượng máu đông trong kì kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường. Lượng máu kinh cũng như cục máu đông ra nhiều hay ít là do lượng nội mạc tử cung, điều này có thể khác nhau tùy tháng. Tốt nhất, trong những ngày có kinh nguyệt, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều hoặc vận động, mang vác quá nặng, chú ý giữ ấm cơ thể, không ăn nhiều đồ ăn chua, lạnh... để bảo vệ sức khỏe và giảm những khó chịu có thể xảy ra. Nếu tình trạng có cục máu đông, chu kì kinh nguyệt luôn kéo dài xuất hiện trong vài tháng và không có dấu hiệu thay đổi thì bạn nên đến các bệnh viện có uy tín hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám.
Bên cạnh đó, bạn kết hợp dùng thêm cao lỏng Phụ Lạc Cao để giảm đau bụng khi hành kinh. Hiệu quả của Phụ Lạc Cao đã được đánh giá tại Trường Đại Học Y Hà Nội do PGS.TS Lê Thị Hiền thực hiện nghiên cứu cho thấy: có đến 90% bệnh nhân giảm đau bụng kinh, 51,7% bệnh nhân hết đau bụng kinh, màu sắc và chất lượng kinh nguyệt cải thiện ….