Sản Phụ Khoa

Bác sỹ cho cháu hỏi, khi đi khám kết quả soi tươi : Nấm (-), bạch cầu (++), cầu khuẩn gram dương (+), trực khuẩn gram âm (+), cluecell(+). Theo như kết quả đó cháu bị viêm cổ tử cung, bệnh của cháu có nặng lắm không ạ. Rất mong nhận được sự hồi âm của bác sỹ ạ.

Nguyễn Thị Huệ

(2016/03/21 02:15)

Chào bạn,
Căn nguyên thường gặp của viêm âm hộ, âm đạo và cổ tử cung:\n- Nấm men Candida gây viêm âm hộ - âm đạo.\n- Trùng roi âm đạo gây viêm âm đạo.\n- Vi khuẩn gây viêm âm đạo do vi khuẩn.\n- Lậu cầu khuẩn gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.\n- Chlamydia Trachomatis gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.\n1. Triệu chứng lâm sàng\nCác dấu hiệu và triệu chứng của tiết dịch âm đạo bệnh lý (khí hư): số lượng ít hoặc nhiều, loãng hoặc đặc, màu trong, đục hoặc màu vàng, mùi hôi hoặc không hôi. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác đi kèm:\nNgứa vùng âm hộ, âm đạo (đặc biệt do nấm men Candida).\nCảm giác bỏng rát vùng âm hộ, âm đạo (đặc biệt do nấm men Candida).\nViêm nề âm hộ.\nÐau khi giao hợp.\nCó thể kèm theo đái khó.\n2. Xét nghiệm hỗ trợ\nSoi tươi để tìm trùng roi âm đạo và nấm Candida.\nNhuộm Gram tìm lậu cầu khuẩn.\nXét nghiệm nhanh Sniff (thử nghiệm mùi hôi với KOH 10%) để xác định viêm âm đạo do vi khuẩn.\n3. Chẩn đoán\nViêm ống cổ tử cung do lậu và Chlamydia: trong ống cổ tử cung có dịch nhày mủ hoặc mủ có máu. Có thể kèm theo viêm tuyến Bartholin, Skene.\nViêm âm đạo: có khí hư âm đạo với tính chất:\nDo Candida: khí hư đặc, màu trắng như váng sữa dính vào thành âm đạo, có vết trợt, số lượng nhiều hoặc vừa; thường kèm theo ngứa và cảm giác bỏng rát âm hộ-âm đạo.\nDo trùng roi âm đạo: khí hư màu xanh, loãng, có bọt, số lượng nhiều, mùi hôi, có thể gây viêm cổ tử cung nặng (cổ tử cung như quả dâu). Chẩn đoán xác định bằng soi tươi dịch âm đạo có trùng roi di động.\nDo vi khuẩn: màu xám trắng, đồng nhất, dính đều vào thành âm đạo, số lượng ít, mùi hôi. Test Sniff dương tính.\n4. Ðiều trị\nNếu xác định được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân, nếu không thì điều trị theo hội chứng.\nÐối với mọi trường hợp tiết dịch âm đạo, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho cả bạn tình, trừ trường hợp viêm âm đạo do nấm hoặc vi khuẩn.\n4.1. Phác đồ điều trị viêm ống cổ tử cung\nÐiều trị đồng thời lậu và Chlamydia Trachomatis theo 1 trong 3 phác đồ sau:\nCeftriaxone 250mg, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc\nSpectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc\nCefotaxime 1g, tiêm bắp liều duy nhất + Doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.\nChú ý:\nCó thể thay Doxycyclin bằng Tetraxylin 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.\nKhông dùng Doxycyclin và Tetraxylin cho phụ nữ có thai và cho con bú, thay thế bằng một trong các phác đồ sau:\nErythromycin base 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc\nAmoxilin 500mg uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày, hoặc\nAzithromycin 1g uống liều duy nhất.\nÐiều trị cho bạn tình dù họ không có triệu chứng lậu và Chlamydia với liều tương tự\n4.2. Phác đồ điều trị viêm âm đạo\nÐiều trị đồng thời viêm âm đạo do trùng roi, viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm đạo do nấm men Candida.\n4.2.1. Ðiều trị viêm âm đạo do trùng roi và vi khuẩn:\nDùng một trong các phác đồ sau đây:\nMetronidazol 2g hoặc Tinidazole 2g uống liều duy nhất, hoặc\nMetronidazol 500mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày.\nVới viêm âm đạo do trùng roi, điều trị cho bạn tình với liều tương tự.\n4.2.2. Ðiều trị viêm âm đạo do nấm men Candida\nDùng một trong các phác đồ sau đây:\nNystatin viên đặt âm đạo 100.000 đơn vị, 1 hay 2 viên/ngày trong 14 ngày, hoặc\nMiconazole hoặc Clotrimazole viên đặt âm đạo 200mg, 1 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc\nClotrimazole 500mg, viên đặt âm đạo, đặt 1 liều duy nhất, hoặc\nItraconazole (Sporal) 100mg uống 2 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc\nFluconazole (Diflucan) 150mg uống 1 viên duy nhất.\nChú ý:\nKhông cần điều trị cho bạn tình.\n5. Viêm cổ tử cung lộ tuyến: là giai đoạn tiến triển của viêm cổ tử cung nếu không được điều trị tích cực. Lộ tuyến (hay lộn tuyến) là các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là lộ tuyến viêm).\nNguyên nhân gây lộ tuyến chưa được biết rõ, nhưng bệnh thường gặp hơn ở những phụ nữ đã sinh nở, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh. Vì thế, ở người đã mãn kinh, lộ tuyến thường không tồn tại nữa. Đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở trẻ em (bẩm sinh).\nBản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư.\nNếu lộ tuyến kèm theo viêm nhiễm thì phải dùng thuốc điều trị chống viêm. Tuy vậy, thuốc chống viêm không chữa khỏi lộ tuyến. Muốn chữa hết lộ tuyến thì phải dùng các biện pháp diệt tuyến (nghĩa là phải đốt chúng bằng điện, lazer, áp lạnh hay bằng hóa chất). Việc đốt tuyến cũng chỉ được thực hiện sau khi đã chữa khỏi viêm. Trước khi đốt phải soi cổ tử cung hoặc làm phiến đồ âm đạo để phát hiện những bất thường của tế bào cổ tử cung.
Trường hợp của bạn đã đi khám nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Sản Phụ Khoa
Cho Toi hoi ban gai Toi tu nhien lai co sua thi do nguyen nhan gij

nguyen chi dung

(2014/08/20 13:49)