Da Liễu

Cháu năm nay 16t khoảng gần 2 năm trở lại đây phía bên má phải của cháu bị những vết màu nâu trông giống như vết đồi mồi với tàn nhang nhưng nó lại bị rất ít.Lúc đầu chỉ có 1-2 vết nhỏ xong lan ra hơn 10 nốt.Những vết này chỉ bằng bé bằng hạt đậu xanh thôi ạ?Các bác sĩ có thể cho cháu biết đấy là bệnh gì không ạ?Cháu cảm ơn

Vũ Diệp Anh

(2016/03/10 23:59)

Chào cháu,
Theo những gì cháu miêu tả thì có thể cháu bị nám da.
Nám da không gây bất kì điều gì ngoài sự thay đổi màu da nhưng có liên quan nhiều đến vấn đề thẩm mỹ – đặc biệt với phụ nữ. Nám da thường được chẩn đoán bằng việc quan sát và kiểm tra da. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh nám da:
-Các vùng da màu nâu đậm.
-Màu sắc của các nết nám không đồng nhất.
-Thường xuất hiện trên gò má, mũi và trên trán.
-Các mảng nám da thường xuất hiện ở cả hai bên của khuôn mặt và gần giống nhau.
-Các mảng nám thường xuất hiện ở các vùng da bị phơi bày ra ánh nắng.
Một số nguyên nhân chính gây nám da:
\n– Nám da do yếu tố nội tiết
Khi có thai trong những tháng đầu hầu hết chị em đều bị nám ít nhiều, cho đến sau khi sinh vài tháng thì nám mặt sẽ giảm hoặc biến mất. Khi có kinh nguyệt, vùng da mặt bị nám thường sậm màu hơn. Sử dụng một số thuốc ngừa thai kéo dài nhiều năm liên tục cũng dễ bị nám.
– Nám da do ánh nắng
Tầng ôzôn của khí quyển có tác dụng ngăn chặn tia tử ngoại chiếu xuống trái đất. Tuy nhiên tầng ôzôn có thể bị phá hủy bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó chất CFC dùng trong kỹ thuật làm lạnh là thủ phạm chính. Việt Nam là một khu vực nhiệt đới nên da rất dễ bị nám do tiếp xúc nhiều với nắng.
– Nám da do mỹ phẩm
Một số mỹ phẩm như kem dưỡng da, kem trang điểm, dầu thơm… có thể gây nám vì các mỹ phẩm có chất dễ làm cho da mặt bị “bắt nắng”. Một số mỹ phẩm khác có công dụng lột da cũng làm choda bị mỏng đi, nhạy cảm với môi trường và dễ bị sạm da hơn.
– Nám da do thường xuyên chịu ảnh hưởng của môi trường như bụi khói, dầu mỡ, hắc ín, than đá.
– Nám da do dược phẩm
Một số thuốc khi sử dụng có thể gây cảm ứng với ánh nắng như Tetracyline, Sulfamid, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid, chống dị ứng Phenergan, thuốc an thần Chlopromazin.
– Nám da do bị bệnh ngoài da ở vùng mặt
Như bệnh eczema, viêm da do tiếp xúc, bệnh zona, luput đỏ… Sau khi điều trị khỏi, thường dễ để lại vết thâm kéo dài.
– Nám da do yếu tố tâm lý
Lo âu, buồn rầu, mất ngủ, stress cũng dễ bị nám mặt.
Để hạn chế nám da, cháu chú ý bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua những bữa ăn hàng ngày, hạn chế sử dụng mỹ phẩm khi không cần thiết. tránh lo âu, căng thẳng, ngủ đủ giấc. Cháu có thể tham khảo sử dụng kem bôi Babolica và kết hợp uống thực phẩm chức năng Babolica để hạn chế nám, sạm, nhăn da, chảy xệ,...
Tuy nhiên, cháu cũng nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để kiểm tra xem mình bị nám hay có bệnh khác về da liễu.
Chúc cháu nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan