Chào bạn\nU xơ tử cung là loại u lành tính thường thấy nhất của tử cung. Đây là loại u chịu ảnh hưởng kích thích của nội tiết tố buồng trứng. \nKhi oestrogen trong cơ thể tăng cao, u xơ tử cung thường to ra, điển hình nhất là trong thai kỳ, do nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ tăng cao, nên kích thước khối u sẽ to ra, sau khi sinh xong, nội tiết tố giảm xuống và kích thước khối u cũng giảm xuống từ từ.\nẢnh hưởng của u xơ tử cung trên thai kỳ:\n- Trước khi mang thai: thai phụ bị u xơ tử cung có thể gây hiếm muộn do lớp nội mạc tử cung bị thay đổi, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng, hoặc do khối u gây trở ngại làm chèn ép, làm gập vòi trứng hoặc làm bít lỗ cổ tử cung.\n- Trong khi mang thai: u xơ tử cung có thể là nguyên nhân sảy thai liên tiếp do lớp nội mạc không phát triển đầy đủ, do buồng tử cung bị chèn ép, không phát triển to ra được. Sảy thai trên thai phụ có u xơ tử cung thường gây xuất huyết nhiều vì dễ sót rau và tử cung co hồi kém.\n- U xơ tử cung cũng có thể gây sinh non. U xơ tử cung dễ làm cho ngôi thai bất thường (ngôi đầu không chúc, ngôi mông, ngôi ngang) do thai nhi bình chỉnh kém, rau bám ở vị trí bất thường (rau tiền đạo, rau cài răng lược).\n- Trong khi chuyển dạ: Thai phụ bị u xơ tử cung thường làm quá trình chuyển dạ kéo dài và khó khăn. Đặc biệt những khối u to, rau tiền đạo có thể khiến thai phụ không sinh thường được mà bắt buộc phải mổ đẻ. Khi sổ rau dễ gây băng huyết do sót rau hoặc do tử cung co hồi kém.\n-Trong thời kỳ hậu sản: Thường là u xơ sẽ nhỏ lại, không gây biến chứng gì. Tuy nhiên cũng có khi gây nhiễm khuẩn nhất là đối với các u xơ dưới.\nTùy vị trí, kích thước khối u, và các điều kiện khác như: tuổi tác, sức khỏe, tình trạng hôn nhân, tình trạng mang thai… các Bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị nội hay ngoại khoa (có nên phẫu thuật cắt bỏ u xơ, bóc nhân xơ hoặc cắt tử cung…) hay không. Những trường hợp có chỉ định phẫu thuật như:\n- Khi u xơ cơ tử cung to tương đương một tử cung có thai trên 12 tuần, vì trong trường hợp này u dễ có khả năng gây biến chứng chèn ép các cơ quan trong ổ bụng và dễ bị thoái hóa, u chèn ép niệu quản, gây thận ứ nước; có triệu chứng rong kinh, rong huyết, cường kinh kéo dài, điều trị nội tiết không cải thiện; xơ tử cung nằm dưới niêm mạc; u nằm trong dây chằng rộng; nghi ngờ u hóa ác tính.\nCác phương pháp điều trị u xơ tử cung hiện nay là: theo dõi, dùng thuốc, thuyên tắc mạch máu nuôi dưỡng khối u, phẫu thuật.... Tùy theo tình trạng, kích thước khối u, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ bóc nhân xơ.... Phương pháp mổ bóc nhân xơ này vẫn có khả năng gây tái phát nhưng giúp duy trì khả năng sinh sản. Nếu phải thực hiện thủ thuật này, bạn nên chờ 1, 2 năm sau đó mới mang thai để tránh u xơ tái phát. Khi mang thai sau đó khả năng sinh mổ cao do tử cung đã có vết sẹo bóc nhân xơ. \nVới trường hợp của bạn, trước khi có ý định mang thai bạn nên thăm khám bác sĩ sản khoa để kiểm tra sức khỏe, kích thước khối u trước bạn nhé. Ngoài ra, trong thời gian này chưa có ý định sinh con bạn có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm Nga Phụ Khang để hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, với thành phần tử thảo dược nên rất an toàn cho sức khỏe vừa giúp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả. Bạn uống ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên, uống trước ăn 30p hoặc sau ăn 1h nhé.