Nội Tiết

Tôi bị bệnh tiểu đường type 2, rất thích ăn đồ nếp. Tôi được biết người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều cơm, cháo nhưng không biết gạo nếp có được xếp vào trong nhóm này không. Rất mong chuyên gia cho tôi lời khuyên.

Sơn

(2016/03/07 16:37)

Chào bạn,
Gạo nếp có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) nằm trong nhóm có giá trị cao (chỉ số gạo nếp trên 85). Những thực phẩm trong nhóm này có nguy cơ gây tăng đường huyết ngay sau khi ăn và điều này sẽ không có lợi với người bệnh, làm tăng nguy cơ tiến triển các biến chứng trên tim mạch, thận, thần kinh... Vì vậy gạo nếp chính là một trong những thực phẩm nằm trong nhóm “kiêng kỵ” với người bệnh tiểu đường. Tuy cũng là gạo, nhưng nếu là gạo lứt (gạo lật) lại có chỉ số đường huyết thấp, làm tăng chậm đường huyết sau ăn nên được xếp vào nhóm thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn.
Tuy nhiên, khuyến cáo này không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn kiêng tuyệt đối đồ nếp. Bạn vẫn có thể thưởng thức nếu biết chia nhỏ số lần ăn trong ngày:
- Ăn khoảng ¼ chén cơm trong mỗi lần và cách nhau ít nhất 8h. Khi ăn, có thể ăn kèm với nhiều loại rau xanh để làm giảm khả năng hấp thu đường.
- Nên đo đường huyết trước và sau khi ăn đồ nếp để xem đường máu có tăng nhiều không? Nếu có bạn cần hạn chế bớt cho lần ăn kế tiếp.
Qua băn khoăn của bạn, có thể bạn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Bạn có thể ăn bất kể thực phẩm nào bạn muốn mà không cần kiêng khem quá mức. Nhưng trong mỗi bữa ăn cũng cần tính toán để phối hợp giữa các thực phẩm có chỉ số GI thấp với những thực phẩm có GI cao, để không làm tăng đường huyết sau bữa ăn.
Ngoài chế độ ăn, dùng thuốc và tập luyện trở thành bộ ba không thể thiếu trong việc điều trị, đặc biệt là kiểm soát biến chứng tiểu đường. Để tăng cường sức mạnh của bộ ba này, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường, đồng thời giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Nội Tiết
bệnh bướu cổ có di căn đến bộ phận khác không

nguyễn thị thuy duyên

(2015/12/07 04:34)