Chào bạn,
Thông thường, ở người bình thường,khi bước vào thời kì trưởng thành,trong 1m³ máu sẽ có khoảng 3,7-4 triệu tế bào hồng cầu và bệnh đa hồng cầu được xác định khi số lượng hồng cầu vượt quá ngưỡng 5 triệu hồng cầu. Khi đó,máu sẽ bị cô đặc dẫn tới sự lưu thông bị trì trệ,thậm chí là bị tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn. Cần phân biệt bệnh này với hội chứng tăng hồng cầu (tăng hồng cầu thứ phát), một hiện tượng nhất thời khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải do ra mồ hôi quá nhiều, nôn mửa, tiêu chảy, khi bị bỏng nặng hoặc sốc. Tăng hồng cầu thứ phát cũng có thể do thiếu ôxy máu. Đối với những trường hợp trên, hồng cầu chỉ tăng 5-6 triệu/ml máu, trong khi ở bệnh tăng hồng cầu nguyên phát, hồng cầu có thể tăng đến 12 triệu.
Các biểu hiện lâm sàng
- Mới đầu, người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau trong xương hoặc các khớp (liên tục hoặc từng cơn), rối loạn tiêu hóa (nôn, táo bón).
- Da đỏ tím, nhất là khi trời lạnh (có thể khi lên cơn ho thì màu tím mới rõ), đỏ ở mặt và các đầu ngón tay, ngón chân, màn hầu đỏ tươi hoặc có màu mận chín. Do những đặc điểm này, bệnh nhân dễ bị tưởng nhầm là có vấn đề về hô hấp.
- Lách to vừa, mật độ chắc và nhẵn, có khi đau.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có một số dấu hiệu khác như: tăng huyết áp, tim to, có những biểu hiện tắc nghẽn mạch thoáng qua ở não. Về thận, ít có protein niệu.
Nếu bạn có kèm theo những biểu hiện trên bạn nên đi khám để có hướng điều trị thích hợp nhé!
Thân ái!