Cơ Xương Khớp

Em có tật bẻ các khớp ngón tay, ngón chân. Giờ ngón tay của em rất mềm và khả năng cầm nắm giảm, ngón tay không được cứng như trước nữa. Vậy có cách nào cho ngón tay cứng cáp trở lại không , thưa bác sĩ?

Trần Ngọc Nhật Quang

(2015/11/29 04:50)

Chào em,
Bẻ khớp ngón tay là một thói quen mà có rất nhiều người mắc phải. Trong thực tế, hành động này giúp các khớp tay linh động hơn khi tác động trực tiếp đến bó gân Golgi ở gần khớp có chứa dây thần kinh quy định cảm giác chuyển động. Tuy nhiên, việc bẻ khớp mang lại nhiều tác hại.
Mỗi khớp xương được cấu tạo bởi 2 mặt khớp, bao phủ bởi bao khớp và hệ thống dây chằng có chức năng bó và giữ vững các khớp. Khớp cử động được do cấu tạo các gân cơ quanh khớp. Khi bẻ đốt ngón tay, không giống như các co giãn linh hoạt thông thường, các khớp bị co giãn đột ngột nên phát ra tiếng kêu. Nếu quá ngưỡng giãn, bao khớp phải chịu một tác động rất lớn khiến dây chằng dễ bị giãn và rách. Nếu bẻ đốt tay trong thời gian dài, sự cọ xát và áp lực lên mặt khớp cao hơn khiến hao mòn mặt khớp, nghiêm trọng hơn là nguy cơ thoái hóa và viêm mặt sụn khớp. Mỗi lần bẻ nắn khớp là một lần gây vi chấn thương đến khớp và kéo theo tế bào sụn sẽ bị vi chấn thương. Nếu các vi chấn thương trên cùng một ổ khớp tích tụ nhiều, lâu dầu sẽ hao hụt chất sụn. Như một phản xạ tiêu cực để chống lại nguy cơ mất tế bào sụn, cơ thể phản ứng bằng cách tăng sinh xương ở những vị trí mất sụn, đây là lí do hình thành gai xương. Những gai xương mọc ra sẽ tác động đến mô xung quanh khớp gây ra hiện tượng sưng và đau ngón tay. Hiện tượng đau nhức này sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi tuổi cao. Khi các khớp bị bẻ thường xuyên sẽ khiến chúng bị bè ra và to hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của đôi bàn tay. Đáng lo ngại hơn là nguy cơ các khớp xương bị phì đại khi các mô xung quanh khớp ngày càng sưng. Hậu quả là bạn mất dần cảm giác chắc chắn khi cầm nắm các vật. Mặc dù giúp bạn tìm được cảm giác thoải mái hơn nhưng hệ lụy sau khi bẻ đốt ngón tay rất đáng lo ngại, làm phá hủy khớp nên em cần phải bỏ ngay thói quen này, thả lỏng tay, và nên ăn uống bổ sung các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng lớp sụn em nhé.
Chúc em sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Cơ Xương Khớp
cháu bị đau lưng không rõ nguyên nhân. cháu nên đi khám ở đâu

nguyễn đình bắc xuân

(2015/09/25 15:53)