Chào bạn,
Bệnh giãn tĩnh mạch được gây nên bởi sự hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo một chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Thêm vào đó khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo các van và làm cho tình trạng hở các van thêm nặng thêm, làm cho dòng chảy ngược nặng thêm. Hậu quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác.
Cách điều trị suy tĩnh mạch mạn tính:
Suy tĩnh mạch là một bệnh lý mạn tính do đó không thể tự khỏi. Ngoài việc mang vớ y khoa áp lực và uống thuốc trợ tĩnh mạch, người bệnh cần hạn chế những yếu tố có thể làm nặng hơn tình trạng suy tĩnh mạch ví dụ như tránh đứng lâu, tránh ngồi lâu, tránh tiếp xúc nhiệt, không tắm nước nóng, tránh táo bón, không mặc quần bó sát, không đi giày cao gót, hạn chế những môn thể thao có nâng nặng, đứng lâu.
Bệnh nhân cần tăng cường những yếu tố có lợi cho tĩnh mạch ví dụ như nằm gác chân lên gối mềm cao từ 15 đến 20 cm so với giường, nằm gác chân cao khoảng 15 phút 3-4 lần/ ngày, luyện tập những môn thể thao có động tác di động cổ chân nhiều và co các cơ cẳng chân và cơ đùi như đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp...
Đối với trường hợp giãn tĩnh mạch nặng, thầy thuốc sẽ kê toa một loại vớ ép. Nếu những cách điều trị trên không làm giảm giãn tĩnh mạch, phẫu thuật hay điều trị xâm lấn tối thiểu là các bước điều trị tiếp theo. Có nhiều phương pháp để loại bỏ dòng chảy ngược ở các tĩnh mạch nông như chích xơ, phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch, loại bỏ tĩnh mạch hiển qua ngã nội mạch đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch. Các phẫu này đã chứng minh tính hiệu quả và an toàn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Vì thế, với trường hợp của bạn, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và làm theo những lời khuyên trên, tránh trường hợp sử dụng những loại thuốc không biết rõ nguồn góc và không có sự chỉ ddingj của bác sĩ nhé!
thân ái!