Chào bạn,
Ăn uống để có nhiều sữa
- Từ thực vật: vitamin A có nhiều trong cần ta, hành lá, rau mồng tơi, rau bí, rau đay, rau lang, rau muống, rau ngót, rau xà lách, rau dền, rau càng cua, đậu xanh, cải bắp, cải trắng, rau trái có màu đỏ hay vàng như bắp, bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc, ớt đỏ, dưa hấu, đu đủ chín, mơ, mít, xoài…
- Từ động vật: vitamin A có nhiều trong gan súc vật, gan gà, vịt, gan cá, cua đồng, tôm đồng, trứng…
- Các thực phẩm chứa vitamin A cao là gấc, cà rốt, gan heo, trứng vịt lộn.\nVitamin B1 giúp hạch sữa tiết nhiều
Giò hầm đậu Hà Lan: Đậu Hà Lan 250g + một đôi chân giò heo, thêm gia vị. Ngoài ra, có thể hầm giò heo với đu đủ non.
Mướp non được xem là thực phẩm có công dụng làm thông sữa, giúp sản phụ có thêm sữa. Tuy nhiên, mướp có tính thanh nhiệt nên sản phụ khi dùng mướp nên dùng thêm gừng để trung hòa tính thanh nhiệt, thông khí huyết và trị tắt tia sữa.
Rau đay: Góp phần làm lợi sữa. Theo GS-TS Đỗ Tất Lợi, tuần đầu tiên sau khi sinh, ăn hàng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với liều từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên. Mè đen cũng có tác dụng lợi sữa.
Người mẹ hàng ngày cũng nên uống nhiều nước, nhất là nước rau quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn vitamin C.
Thận trọng với thuốc
Khi đang trong giai đoạn cho con bú, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng vì thuốc trị bệnh cho mẹ sẽ tác động tới bé. Do đó:
- Không cần thiết thì không nên dùng thuốc, dù là thuốc đã quen dùng hoặc dùng lại theo toa thuốc cũ trước khi mang thai.
- Trường hợp bệnh đòi hỏi phải dùng thuốc thì nên tới bác sĩ khám và cần nói rõ đang cho con bú, con bao nhiêu tháng tuổi để bác sĩ có sự cân nhắc lựa chọn loại thuốc thích hợp cho mẹ mà không gây hại cho con. Liều được dùng bao giờ cũng là liều thấp nhất có hiệu quả để hạn chế gây hại cho bé.
Chúc bạn và bé sức khỏe!