Sản Phụ Khoa

Cháu chào bác sĩ. Cháu 24 tuổi, giờ cháu đang mang thai được 25 tuần. đi siêu âm bác sĩ nói thai nhi , rau ối của cháu bình thường, tử cung bình thường và chửa bé trai. cháu cao 1m52, cháu chửa bụng dưới. hiện tại cháu đã tăng được 7kg giờ cháu nặng 50 kg. cháu tăng cân nhưng chỉ béo vào bụng, còn chân tay mặt cháu ko thấy to lên tý nào. mọi người nhìn bụng cháu toàn hỏi cháu sắp đẻ rồi à, vì bụng cháu chửa cũng to và chửa bung dưới. có người còn tưởng cháu tụt bụng sắp đẻ. cháu băn khoăn mong bác sĩ tư vấn giúp cháu: chửa bụng dưới và tụt bụng sắp đẻ nhìn bề ngoài có giống nhau không ạ? Cháu có nên đi bộ hàng ngày không ? có phải chửa bụng dưới thì dễ đẻ non không ạ ?.để chửa an toàn đủ ngày đủ tháng cháu phải làm gì ạ ? Mong bác sĩ tư vấn kĩ giúp cháu.Cháu cảm ơn bác sĩ.

Dương Trang

(2015/10/02 17:25)

Chào bạn.
Khi đến giai đoạn cuối thai kỳ, thai phát triển nhanh, nên bụng to hơn và có cảm giác nặng bụng hơn, điều này hoàn toàn bình thường bạn nhé. Việc thai tụt xuống đôi khi chỉ là cảm nhận của bạn do trọng lượng và kích thước thai phát triển thôi bạn nhé. nếu căng thẳng lo lắng, bạn sớm đi kiểm tra để an tâm trong giai đoạn chuẩn bị sinh em bé.
Đi bộ là một trong ít hoạt động thể dục an toàn nhất cho bà mẹ mang thai và bà bầu có thể duy trì trong suốt quá trình mang thai. Đi bộ mang lại sự dẻo dai cho đầu gối, mắt cá chân, tốt cho hoạt động của hệ tim mạch, giúp bà mẹ mang thai khỏe mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, đi bộ còn là phương pháp tập luyện dễ dàng đối với những phụ nữ mà trước khi mang thai chưa chú tâm đến hoạt động thể dục, rèn luyện sức khỏe làm quen với việc tập thể dục.
Bạn nên duy trì thói quen đi bộ trong thai kì nếu bạn vẫn thường xuyên đi bộ trước khi mang thai. Còn nếu bạn không tập thể dục trước khi mang thai thì bạn có thể bắt đầu với những bài đi bộ, đi dạo khoảng từ 20 – 30 phút mỗi ngày chậm rãi như đi chơi.
Ở ba tháng cuối của thai kì, bạn không nên đi bộ trên những con đường mòn quá dài hoặc nơi có địa hình không thuận lợi vì nó có thể làm bạn mất cân bằng, dễ ngã hoặc tốn nhiều năng lượng hơn.
Khi ngày sinh nở đến gần, bạn vẫn có thể duy trì bài tập đi bộ đều đặn nếu bạn muốn, nhưng để an toàn hơn và người thân yên tâm hơn bạn nên đi gần hay xung quanh nhà.
Bạn có thể đi bộ bao lâu tùy thích tùy theo sứ khỏe của mình. Lưu ý nên đi cùng chồng hoặc người thân để họ có thể giúp đỡ bạn khi thấy các dấu hiệu không ổn.
Chúc bạn sức khỏe.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan