Da Liễu

cháu chào bác sĩ ạ ! Ngày 1/2 cháu có đi bấm lỗ tai và sau đó cháu sợ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm, nhất là HIV khoảng 2 tháng sau cháu hay bị ngứa cụ thể là mề đay và dần hết vào giữa tháng 7. sau đó 1 -2 trở lại đây cháu lại bị nổi mề đay nhưng nhẹ hơn ngày 21/5 cháu có tham gia hiến máu tình nguyện do học viên quân y thì hơn 1 tháng vẫn chưa thấy ở đó thông báo kết quả sức khỏe. cháu nghĩ cháu k sao ạ Vào khoảng giữa tháng 7 cháu đi xét nghiệm HIV ở beenhjk viện Bạch Mai thì cho kq âm tính Bác cho cháu hỏi mề đay có liên quanđến HIV không ạ và sau 2 lần cháu làm xét nghiệm như thế thì đã yên tâm đc chua ạ !cháu cảm ơn !

Hoàng Minh

(2015/08/14 16:10)

Chào bạn,
Phát ban không rõ lý do chỉ là một trong những triệu chứng của nhiễm HIV. Các triệu chứng của HIV thường gặp là:
- Sốt: Dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn cửa sổ có thể là sốt nhẹ, khoảng 38,8 độ C. Nếu có sốt thì thường đi kèm với các triệu chứng nhẹ khác như mệt mỏi, sưng tuyến bạch huyết, đau họng. \n- Mệt mỏi: Phản ứng của hệ miễn dịch cũng có thể khiến bạn thấy mệt khác thường và buồn ngủ lịm. Mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm hoặc muộn của nhiễm HIV.\n- Đau cơ, đau khớp, sưng hạch bạch huyết: Giai đoạn cửa sổ thường bị nhầm với cúm, hoặc các nhiễm trùng khác, thậm chí là giang mai, viêm gan. Điều đó không ngạc nhiên, vì nhiều triệu chứng của các bệnh này giống nhau.\n- Đau họng và đau đầu: Cũng giống như các triệu chứng khác, đau họng và đau đầu có thể gặp khi bạn đang ở giai đoạn cửa sổ. \n- Phát ban trên da: Phát ban trên da có thể xảy ra ở giai đoạn sớm hoặc muộn của bệnh. Các vết sưng, hồng, ngứa trên da nếu không rõ nguyên nhân, bạn nên nghĩ tới xét nghiệm HIV. \n- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy: Khoảng 30-60% số người nhiễm virus có buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy ngắn ngày trong giai đoạn sớm của nhiễm HIV.\n- Sút cân: Là dấu hiệu bệnh trở nặng, có thể đi kèm với tiêu chảy nghiêm trọng.\n- Ho khan: Những cơn ho âm thầm có thể kéo dài nhiều tuần (dùng kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc xông... đều không tác dụng) là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân HIV đã rất nặng.\n- Viêm phổi: Ho và sút cân có thể là chỉ báo về một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra, mà bình thường nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh bạn không thể mắc.\n- Đổ mồ hôi ban đêm: Khoảng 50% số bệnh nhân đổ mồ hôi trộm vào ban đêm trong giai đoạn đầu nhiễm HIV. Tình trạng này thậm chí còn phổ biến hơn vào giai đoạn sau, và không có liên quan đến việc tập thể dục hay nhiệt độ trong phòng.\n- Thay đổi ở móng: Một dấu hiệu khác ở giai đoạn muộn nhiễm HIV là thay đổi ở móng tay chân, chẳng hạn móng dày lên, cong queo, móng bị chẻ, hoặc biến màu (có các sọc đen, nâu nằm dọc hoặc ngang). Thường thì tình trạng này là do nhiễm nấm. Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm sẽ nhạy cảm hơn với nhiễm nấm.\n- Bệnh nấm: Một loại bệnh nấm mà người nhiễm HIV hay gặp ở giai đoạn muộn là bệnh tưa miệng - do nấm Candida gây ra, thường gây khó nuốt.\n- Khó tập trung: Rối loạn nhận thức có thể là một dấu hiệu của chứng mất trí liên quan đến HIV, thường xảy ra ở giai đoạn muộn. Nó còn liên quan đến khả năng ghi nhớ, và các vấn đề về hành vi như giận dữ, cáu kỉnh.\n- Herpes ở miệng hoặc cơ quan sinh dục: Có thể là dấu hiệu của giai đoạn cửa sổ và cả giai đoạn cuối nhiễm HIV. Người mang HIV thường có nhiều đợt bùng phát herpes nghiêm trọng hơn bình thường do HIV làm suy yếu hệ miễn dịch. Bản thân việc bị herpes cũng là một yếu tố nguy cơ nhiễm HIV.\n- Đau nhói ở chi: Nhiễm HIV giai đoạn muộn có thể gây tình trạng tê và đau nhói ở tay, chân. Đó là khi các tế bào thần kinh bị phá hủy.\n- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới: Nhiễm HIV làm tăng nguy cơ kinh nguyệt thất thường, chẳng hạn số lần có kinh ít hơn, lượng máu kinh ít đi. Người nhiễm HIV cũng mãn kinh sớm hơn vài năm.
Nếu bạn có nhiều dấu hiệu trong các dấu hiệu trên thì cần nghĩ đến HIV. Bản chất của xét nghiệm HIV là tìm kháng thể kháng HIV giúp gián tiếp chẩn đoán cơ thể người đó đã nhiễm HIV, nên đòi hỏi thời gian “chờ” để cơ thể sản sinh kháng thể đủ để xét nghiệm phát hiện được. Khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”, được tính khoảng 3 tháng (một số rất ít trường hợp có thể dài hơn, lên đến 6 tháng). Và tiêu chuẩn xác định âm tính với HIV đòi hỏi thỏa mãn một trong hai tình huống:
- Xét nghiệm âm tính hai lần liên tiếp, cách nhau ít nhất 3 tháng, không có hành vi nguy cơ nào phát sinh.
- Xét nghiệm âm tính một lần, cách lần có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất 3 tháng (bạn thỏa mãn tình huống này)
Bạn đã xét nghiệm vào khoảng 6 tháng sau khi bấm lỗ tai cho kết quả âm tính, nên khả năng cao là bạn không nhiễm HIV. Bạn nên lưu ý tìm hiểu thêm thông tin về HIV để có thể phòng tránh tốt nhất nhé!
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan