Con em duoc 3tuoi khi di tieu no bi phong len o? dau chim thi co phai hep bao quy dau khong a
nguyen thi hien
(2015/07/30 15:38)
Có rất nhiều trẻ trai được phát hiện hẹp bao quy đầu tình cờ trong lần đi khám bệnh. Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể hiểu là phần da quy đầu (phần ở ngoài và niêm mạc được che phủ quy đầu) bị hẹp, khiến quy đầu không thể tách ra được. Trên thực tế, đây là một dấu hiệu sinh lý bình thường, xuất hiện khoảng 96% ở bé trai mới sinh nhằm bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu. Tỷ lệ sẽ giảm còn 10% khi trẻ ba tuổi và 1% lúc 14 tuổi. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu là: tiểu khó, phải rặn, làm phồng bao quy đầu, trẻ quấy khóc khi đi tiểu; bao quy đầu viêm nhiễm, ngứa ngáy, sưng đỏ; đôi khi có kén bã trắng đục ở vùng quy đầu. Nếu là hẹp do bệnh lý: có sự xuất hiện của sẹo xơ, gây viêm nhiễm, tái phát tới lui nhiều lần, làm phồng da quy đầu, gây tiểu khó, tiểu rặn thì thầy thuốc phải can thiệp để loại bỏ lớp da này. Ngoài việc can thiệp, có thể là tiểu phẫu cắt bao quy đầu thì điều trị bảo tồn bằng bôi kem cũng được thầy thuốc khuyên dùng, vì chi phí thấp, lại ít biến chứng. Tốt nhất là bạn nên đưa con đến bệnh viện nhi đồng kiểm tra để các bác sĩ có hướng xử lý tốt nhất. Nếu trường hợp hẹp bao da quy đầu phải thực hiện tiểu phẫu, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, thì trẻ từ hai - bảy là độ tuổi tiểu phẫu tốt nhất.