Sản Phụ Khoa

Chào bá sỹ mẹ cháu năm nay 58 tuổi . hôm nay mẹ cháu có đi khám tại bv Bạch Mai thì các Bác Sỹ có bảo mẹ cháu bị sa âm đạo cháu không hiểu bệnh sa âm đạo là thế nào xong Bác sỹ hướng dẫn mẹ cháu đi cắt trước khi cắt thì phải làm tất cả các xét nghiệm liên quan tới tim, gan, phổi, máu và hẹn bảo mang lại cho bác sỹ tư vấn lại cho sau Bác cho cháu hỏi mẹ cháu nên cắt cái bệnh sa cổ tử cung ở đâu là tốt nhất và chi phí của bênh có cao lắm không ạ> Rất mong sự hướng dẫn tư vấn của Bác sỹ ạ. Cháu xin căm ơn.

Phạm Thị Hoa

(2015/07/07 03:29)

Sa tử cung là bệnh thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ trung niên hoặc những người đã mang thai, sinh con. Bệnh có ba cấp độ nhẹ nhất là trường hợp tử cung sa xuống nhưng chỉ thập thò ở âm đạo. Tiếp đến là tử cung đã lộ ra ngoài âm đạo và cuối cùng là hiện tượng toàn bộ tử cung đã sa ra ngoài âm đạo.
Nói như vậy không có nghĩa là những người trẻ, chưa sinh con sẽ không thể bị bệnh này. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây sa tử cung lại không liên quan đến chuyện sinh đẻ hay tuổi tác.
Bạn nên tham khảo những nguyên nhân gây ra tình trạng sa tử cung như dưới đây để hiểu thêm nhé:
- Lao động nặng sau khi sinh: Sau khi sinh con, tử cung của người phụ nữ còn to và rộng, các cơ và dây chằng nâng đỡ vùng xương chậu còn yếu nên khó giữ tử cung ở đúng vị trí, nguy cơ bị sa tử cung cao hơn. Phụ nữ sinh càng sinh con nhiều lần càng có nguy cơ mắc sa tử cung.
- Tuổi mãn kinh: Khi phụ nữ bước sang tuổi mãn kinh, lượng hormone nữ oestrogen giảm đi, các mô phụ trợ trong ổ bụng mất tính đàn hồi và giảm độ bền rất nhanh nên có thể dẫn đến sa tử cung.
- Do di truyền: Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ trẻ bị sa sinh dục thường là do có lượng collagen thấp hơn 30% mức bình thường (các sợi tạo thành giàn đỡ bên trong các mô tế bào). Điều này cho thấy có tính di truyền trong các trường hợp bị hội chứng Marfan (rối loạn di truyền mô liên kết).
- Khuyết tật cơ: Sa tử cung có thể xảy ra ở những người có cơ bụng yếu hoặc có vấn đề về thần kinh quanh vùng bụng cho dù họ vẫn còn trẻ.
Về điều trị:
Trước đây, Để điều trị bệnh sa sinh dục, các bác sĩ thường dùng phương pháp cắt tử cung, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật bịt âm đạo. Như vậy, đồng nghĩa với việc loại bỏ người bệnh khỏi “cuộc chơi yêu đương” chấm dứt “chuyện yêu” của người phụ nữ, khiến người phụ nữ luôn mặc cảm, đánh mất đi hạnh phúc làm vợ, làm mẹ của họ và gặp nhiều biến chứng.
\nVì bệnh sa tử cung tây y chưa có thuốc chữa, chủ yếu chỉ dựa vào phẩu thuật khi sa sinh dục nặng. Trường hợp nặng thường được chỉ định phẩu thuật phục hồi thành âm đạo, đeo vòng đẩy tử cung lên, mổ tái tạo âm đạo hoặc bít hẳn. Nặng hơn nữa phải mổ cắt tử cung
Điều trị bằng tây y chi phí cao
Nếu điều trị bằng ngoại khoa thì chỉ chữa ngọn, không chữa được gốc và bênh nhân sau mổ thường ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động và sức khỏe đấy là chưa kể đến những tai biến do phẫu thuật và những biến chứng hoặc phiền toái cho bệnh nhân sau mổ.
\nSa tử cung là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ, nhưng là một bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công tác, lao động, tâm lý của người phụ nữ, cần được điều trị kịp thời
Bạn nên tham khảo tư vấn từ chính bác sĩ đã thăm khám cho mẹ mình để biết lý do tình trạng sa tử cung của bạn. Bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp và tốt nhất bạn nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bạn có thể đưa mẹ khám tại bệnh viện chuyên khoa phụ sản bạn nhé
Chúc bạn và gia đình sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan