Sản Phụ Khoa

con em 6 thang tuoi , gan 1 tuan nay hay bi khoc roi ngat, may phut sau moi tinh lai . cho hoi vi sao be bi nhu vay, do la benh gi ? cam on

luongngoc

(2015/03/24 21:50)

Chào bạn,
Trường hợp của bé nhà bạn gọi là cơn khóc lặng. Với tình trạng này bạn nên đi khám bác sĩ có thể thăm khám và làm xét nghiệm máu kiểm tra tình trạng thiếu máu thiếu sắt, làm điện não đồ để loại trừ cơn động kinh và làm điện tâm đồ để loại trừ cơn ngất tím do tim đập chậm.
Cơn khóc lặng có thể bị nhầm với cơn động kinh vì trong một số trường hợp hai tình trạng này khá giống nhau. Sau đây là một số gợi ý giúp cha mẹ phân biệt hai trạng thái này:
Trong co giật do động kinh, trẻ có thể xanh tím nhưng chỉ xanh tím trong và sau cơn co giật, không xanh tím trước khi co giật như trong cơn khóc lặng. Đại tiểu tiện không tự chủ thường gặp trong co giật do động kinh nhưng rất hiếm gặp ở trẻ khóc lặng.
Co giật do động kinh có thể xuất hiện khi trẻ thức cũng như ngủ, cơn khóc lặng chỉ xuất hiện khi trẻ tỉnh táo.
Điều trị
Không có điều trị đặc hiệu. Thuốc chống động kinh không có tác dụng và hiếm khi được khuyên dùng. Bổ sung sắt có thể làm giảm tần suất và mức độ nặng của cơn khóc lặng, nhất là nếu có thiếu máu thiếu sắt, nhưng việc sử dụng rộng rãi thuốc này vẫn đang trong giai đoạn đánh giá.
Phòng ngừa
Cha mẹ không thể ngăn ngừa cơn khóc lặng nhưng có thể phòng ngừa sự kiện dẫn tới cơn khóc này bằng cách:
- Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ.
- Tránh các tình huống khiến bé cáu giận, đánh lạc hướng nếu thấy bé có vẻ bực bội.
- Giúp bé cảm thấy an toàn, trấn an nếu thấy bé hoảng sợ.
- Giải thích cặn kẽ cho bé trước khi thay đổi một hoạt động hay tình huống nào đó để bé không quá sợ hãi khi rơi vào hoàn cảnh mới.
- Học cách xử lý các cơn nóng giận của con thay vì nhượng bộ chỉ vì sợ bé lên cơn khóc lặng. Khi nhượng bộ không hợp lý, bạn đang góp phần khuyến khích bé nổi nóng thường xuyên hơn.
Làm gì khi bé có cơn khóc lặng?
- Đừng hoảng loạn, hãy nhớ rằng cơn khóc lặng thường sẽ kết thúc trong vòng một phút.
- Đặt trẻ nằm nghiêng và theo dõi cho tới khi cơn kết thúc.
- Không đưa bất kỳ vật gì vào miệng trẻ, kể cả ngón tay để làm thông thoáng đường thở. Nếu bé bắt đầu có các cử động co giật, bạn có thể giữ đầu, tay và chân của trẻ, không cho chạm vào vật cứng hay sắc nhọn để tránh bị chấn thương.
- Không lay gọi, lắc người hay hắt nước vào con vì điều này không giúp làm ngưng cơn khóc lặng. Hãy để cơn này tự kết thúc.
- Trấn an trẻ em và người lớn có mặt tại hiện trường rằng cơn khóc này không có gì nguy hiểm và sẽ sớm kết thúc.
- Đôi khi, trẻ có thể ngã và bị chấn thương trong cơn khóc lặng. Nếu nghi ngờ bé bị chấn thương, bạn cần đưa con đi khám bác sĩ.
Nhiệm vụ của cha mẹ là không củng cố hành vi khóc lặng. Hãy đối xử với trẻ bình thường sau sự kiện này, tránh để ý quá nhiều tới con, không trừng phạt hay khen thưởng vì điều này có thể củng cố hành vi dẫn tới cơn khóc lặng. Học cách bỏ qua những cơn khóc lặng không gây ngất của con, hãy bỏ qua cơn khóc lặng như cách bạn bỏ qua cơn cáu giận của bé.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- Cần đưa bé đi khám bác sĩ sau cơn khóc lặng đầu tiên để kiểm tra loại trừ các bệnh lý tim mạch hoặc thần kinh tiềm ẩn.
- Trẻ dưới 6 tháng cần được kiểm tra tìm các nguyên nhân tiềm tàng. Cơn khóc lặng có thể xảy ra ở tuổi này nhưng hiếm gặp.
- Các cơn xảy ra rất thường xuyên (vài lần mỗi ngày) có thể nằm trong khuôn khổ của cơn khóc lặng nhưng vẫn cần kiểm tra kỹ lưỡng.
- Các cơn xảy ra hơn một lần/tuần cần được kiểm tra phát hiện thiếu máu thiếu sắt.
- Trẻ co giật, người cứng đơ kéo dài hơn một phút và phải mất một lúc lâu mới hồi tỉnh cần được kiểm tra kỹ, đây có thể không chỉ là cơn khóc lặng đơn thuần.
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan