Chào bạn!\nĐau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là tình trạng đau bụng vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong kỳ kinh hoặc có thể kéo dài sau khi hết kinh một vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người, có người đau ít, có người đau nhiều.\nCác nguyên nhân gây đau bụng kinh: \nTử cung quá co thắt, vị trí tử cung lệch về phía sau hoặc phía trước so với bình thường … khiến máu kinh lưu thông chậm, cơ tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài dẫn đến đau bụng kinh.\nỐng cổ tử cung quá hẹp khiến cơ tử cung phải co bóp mạnh gây đau bụng kinh.\nDo di truyền: nếu bà, mẹ bị đau bụng kinh thì con gái, cháu gái cũng sẽ bị đau bụng kinh.\nNội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, prostaglandin tác động đến các cơ tử cung, làm chúng co lại gây đau bụng. \nSự giảm đột ngột progesteron và estrogen trong ngày đầu của chu kì kinh cũng là một yếu tố gây đau bụng kinh.\nDo ăn uống đồ lạnh vào gần ngày kinh nguyệt, tâm lí tinh thần không thoải mái.\nCơ thể yếu, vận động quá mạnh, trúng gió hoặc bị cảm lạnh trong kì kinh nguyệt đều gây đau bụng kinh.\nMắc các bệnh phụ khoa như: viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung… hoặc đặt vòng tránh thai cũng có thể gây đau bụng kinh.\nDưới đây là cách giảm đau bụng kinh nguyệt hiệu quả, bạn có thể áp dụng:\n Chế độ vận động, nghỉ ngơi:\nKhông được vận động quá mức: Trong khi có kinh và một ngày trước, sau kỳ kinh, không nên luyện tập thể thao hoặc lao động nặng, chỉ nên đi bộ, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể.\n Tránh xúc động trong những ngày có kinh: Khi có kinh nên giữ cho tâm hồn được thư thái, thoải mái, giảm bớt căng thẳng, hạn chế stress sẽ góp phần làm dịu cơn đau..\nChườm nước ấm, mát-xa nhẹ nhàng vùng bụng dưới giúp giảm đau.\nChế độ ăn uống:
Nên ăn đủ chất nhưng hạn chế ăn thức ăn có đồ cay, nóng gây táo bón dễ làm đau bụng kinh nặng thêm.\nNên uống nước chanh nóng, dùng các loại vitamin hỗn hợp và chất khoáng có chứa canxi.
Không nên ăn những thức ăn chế biến tinh mà cần ăn nhiều rau, trái cây, cá và hạn chế các loại thực phẩm ngọt, mặn.\nKhông ăn những thứ có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen,…
Không uống cà phê, chè, côca côla vì có chất cafein có thể gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.\nNgoài ra, nếu bạn bị đau bụng quá và kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì hãy đi khám chuyên khoa sản, tùy trường hợp bác sĩ có thể cho dùng thuốc nội tiết hoặc giảm đau cho phù hợp.\nChúc bạn sức khỏe!