Chào bạn,
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chu kỳ từ buồng tử cung ra ngoài do bong nội mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột các hoóc môn sinh dục trong cơ thể. Bình thường, chu kỳ kinh kéo dài 21-35 ngày, ngày hành kinh 2-6 ngày, lượng máu kinh mất 20-60 ml.\nThế nào là rong kinh, rong huyết?\nRong kinh là tình trạng hành kinh kéo dài trên một tuần, còn rong huyết là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục không phải kinh nguyệt, kéo dài trên một tuần. Muốn xác định như thế nào là máu kinh nguyệt, phải dựa vào những đặc điểm như máu kinh không đông, lượng huyết ra nhiều nhất là vào những ngày giữa của đợt ra huyết. Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày thường biến thành rong huyết, lúc đó gọi là rong kinh - rong huyết.\nCơ chế gây rong kinh, rong huyết tuổi vị thành niên\nTrong vòng hai năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, các thiếu nữ thường có vòng kinh không đều vì không có phóng noãn. Chu kỳ thường từ 21 đến 40 ngày, lên xuống 10 ngày từ chu kỳ này qua chu kỳ sau. Rong kinh thường gặp hơn rong huyết; đôi khi rong kinh kèm với cường kinh, nhất là khi trước đó có một vòng kinh dài bất thường.\nTrong chu kỳ không phóng noãn, estrogen tăng lên kéo dài, không có hoàng thể và cũng không có hiện tượng bong nội mạc tử cung. Nội mạc cứ dày lên mãi trong khi mạch máu không tăng trưởng kịp nên không đủ máu nuôi, dẫn đến hoại tử và bong ra từng mảng, gây ra huyết nhiều và kéo dài.\nNhiều nghiên cứu cho thấy các em gái dậy thì càng sớm thì hiện tượng phóng noãn càng xảy ra nhanh.
Hậu quả của rong kinh, rong huyết\nRong kinh, rong huyết đều ảnh hưởng đến sức khỏe vì bị mất máu. Ngoài ra, do máu ra kéo dài nên có thể gây viêm nhiễm. Máu là môi trường phát triển tốt của vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thề lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này. Vì những lẽ đó nên rong kinh, rong huyết cần điều trị càng sớm càng tốt.\nXử trí rong kinh, rong huyết tuổi vị thành niên\nTrước hết cần loại trừ nguyên nhân liên quan đến thai nghén.\nKhám lâm sàng: ngực, bụng, màu sắc âm hộ, âm đạo, nên khám qua trực tràng để đánh giá
thể tích của tử cung. Siêu âm để xem tình trạng tử cung và hai buồng trứng. Sau khi loại trừ thai, cần nghĩ đến 3 loại nguyên nhân: thực thể (như polyp niêm mạc tử cung, u xơ tử cung), rối loạn đông máu, rối loạn nội tiết. Điều trị theo nguyên nhân.\nĐa số các trường hợp rong kinh, rong huyết ở tuổi này là do rối loạn nội tiết, cần tùy theo mức độ thiếu máu trên người bệnh để điều tri. Nếu chỉ có rong kinh hay rong huyết nhẹ và không kèm theo thiếu máu thì không cần điều trị, chỉ càn bác sĩ theo dõi. Nếu rong kinh, rong huyết nhẹ có kèm theo thiếu máu thì bắt đầu điều trị bằng các loại thuốc viên tránh thai hỗn hợp 21 ngày với 7 ngày.Placebo.\nNếu rong kinh, rong huyét nhiều hơn nhưng chưa cần phải cấp cứu thì bác sĩthường cho uống thuốc viên tránh thai nhưng liều lượng cao hơn, 2 viên/ngày chia 2 lần (sáng và tối). Các tác dụng phụ có thể gặp là nôn, đau căng vú, ra huyết trong khi uống; lần hành kinh đàu tiên sau điều tri liều cao sẽ ra nhiều máu, phải uống tiếp vỉ thuốc thứ hai ngay khi thấy ra kinh ngày đầu tiên. Thời gian điều trị đến 3-6 tháng sau.
Nếu rong kinh, rong huyết gây mất máu cấp tính, phải nhập viện cấp cứu
Làm thế nào để hết rong kinh rong huyết\nRong kinh có thể làm cho người phụ nữ cảm thấy khó chịu vì nó ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.\nRong kinh là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong kinh kéo dài hơn 15 ngày gọi là rong huyét (hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải là kinh nguyệt, kéo dài hơn 1 tuần).\nKhi mới dậy thì, chu kì kinh nguyệt có thể chưa ổn định nên hiện tượng kinh nguyệt kéo dài đến cả tuần là chuyện dễ hiểu. Nhưng khi người phụ nữ đã trưởng thành, bát kì dấu hiệu kinh nguyệt nào cũng cần phải chú ý. Chu kì kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường nhiều ngày thì đó có thể là dấu hiệu rong kinh. Hiện tượng này có thể là do estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn, progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Nội mạc tử cung dày lên mãi, mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng nên bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày. Hiện tưựng này được gọi là rong kinh do rối loạn hormone.\nRong kinh còn có thể có một số nguyên nhân khác như nguyên nhân thực thể (polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung) hay nguyên nhân huyết học (rối loạn đông máu, thiếu men G6DP).
\nNếu ở mức độ nhẹ (máu ra ít) không thiếu máu: Không cần điều trị.
Nếu máu ra ít nhưng thiếu máu: uống viên ngừa thai (loại 21 viên). Viên ngừa thai (loại 21 viên) chứa estrogen và progesteron theo tỷ lệ giống như khi có thai. Ngoài ý nghìà ngừa thai, còn làm cho chu kì kinh nguỵệtổn định. Nên dùng toại thuốc này trong ít nhất 3 tháng trước khi bạn muốn chuyển sang biện pháp khác.
Nếu ra nhiều máu, thiếu máu: vẫn dùng viên ngừa thai trên nhưng liều dùng gáp đôi (sáng 01 viên, tối 01 viên). Khi dùng liều cao như thế thì lần hành kinh đầu tiên sau đợt dùng thuốc sẽ ra nhiều máu nên phải uống ngay vĩ thuốc ngừa thai thứ hai sau khi thấy kinh ngày đầu tiên.
Nếu rong kinh rong huyết nặng (máu ra nhiều, gây mất máu cấp tính): Nên tiêm estrogen hay uống estradiol. Dùng thuốc này sẽ làm ngừng sự chảy máu cấp tính. Nếu tiêm hay uống các thuốc này sau 24 giờ mà vẫn ra máu thì cần nghĩ đến nguyên nhân khác để xử lí chứ không phải là rong kinh.
\nTrường hợp của bạn cần phải tái khám theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi và đổi thuốc nếu không phù hợp bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe.