Da Liễu

Cháu chào BS.Vài tuần trước cháu thấy người mình xuất hiện vài nốt đỏ hồng hình bầu dục ở bên hông và giữa bụng, sang tuần sau thì bắt đầu nó phát khắp thân cánh tay , cổ và cả đùi .Sau khi mắc bệnh gần 2 tuần thì cháu có đi BV DL trên Q3 và đc chuẩn đoán là bệnh vẩy phấn hồng. BS cho cháu uống Loriday và Growsel kèm theo chai sữa tắm Eucerin.Cháu uống tới nay cũng gần được 2 tuần nhưng vẫn chưa thấy thuyên giảm. Ngược lại nay nó còn lan xuống chân,mặt,và phía dưới bộ phận sinh dục và còn tiết ra dịch nhớt nhớt khiến việc đi lại của cháu khó khăn.Đến nay thì các nốt hồng ban ở phần trên cơ thể đã đóng nhiều vẩy và hơi thâm mờ. Còn phần dưới cơ thể thì vẫn đỏ.Gđ cháu lo lắng là cháu bị vẩy nến nhưng theo cháu tìm hiểu thì vẩy nến thường vẩy rất dày và trắng đục, còn vẩy của cháu thì mỏng và màu sẩm hơi nhăn.Cháu sắp bước vào kì thi HK nhưng bệnh này khiến cháu tâm lý lắm ạ.BS cho cháu hỏi có cách nào để ngăn việc lây lan của bệnh và làm mờ vết hồng ban nhanh chóng không ạ. Cháu cảm ơn.

Nguyễn Hoài Trọng

(2014/11/26 00:18)

Chào bạn!
Vẩy phấn hồng thường bắt đầu bằng một đốm hồng ban rộng, tróc vẩy, nhô cao trên bề mặt da. Vị trí thường gặp là ở ngực, bụng, lưng, sau đó lan rộng. Vẩy phấn hồng có thể gây ngứa rất nhiều (đặc biệt khi thân nhiệt bệnh nhân quá nóng). Sau 6-8 tuần, bệnh giảm dần và để lại vết thâm trên da trong một thời gian dài. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mặt khác, dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác như nấm da, lang ben, mề đay, vẩy nến, chàm… nên việc điều trị gặp khó khăn.
Các thuốc điều trị vẩy phấn hồng như: nhóm thuốc kháng viêm, kháng virus, các thuốc chứa steroid, corticoid chủ yếu là giúp kiểm soát triệu chứng ngứa đỏ, bong vẩy. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân đánh giá cao trong điều trị vẩy phấn hồng nói riêng và các bệnh vẩy da khác nói chung là sử dụng nhóm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Đặc biệt là những sản phẩm được khẳng định qua nhiều nghiên cứu và hội thảo khoa học. Trong đó, tiêu biểu cho dòng sản phẩm đường uống là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang và đứng đầu trong nhóm sản phẩm đường bôi ngoài da là kem dược liệu Explaq, đây là hai sản phẩm có thành phần từ thảo dược rất an toàn khi trị bệnh vẩy phấn hồng.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Da Liễu
cho em hoi chi phi chua benh lau khoang bao nhieu tien

nguyen ngoc duy

(2014/09/20 06:37)

Da Liễu
bac si cho em hỏi bệnh thủy đậu có bị sốt ko a

bui thi thao

(2015/02/21 14:25)