Sản Phụ Khoa

Chào bs cháu năm nay 22 tuổi. Cháu nhận thấy sự khác thường ở khí hư nên cháu đi khám. Lần 1: bs kiểm tra thì cháu bị viêm âm đạo- viêm quanh lỗ cổ tử cung. Cho cháu uống thuốc kết hợp đặt thuooca. Khỏi đc 1tháng thì cháu lại thấy ngứa Đi khám lần 2: viêm âm đạo - viêm cổ tử cung do nấm. Cháu cũng đc kê đơn và đã khỏi nhưng 7tháng sau cháu lại bị ngứa Đi khám lần 3: viêm âm đạo cluce sell +++ (khí hư có mùi cá ươn). Cho thuốc và khỏi. Nhưng 3tháng sau cháu lại bị tiếp. Lần này khí hư có ra lẫn máu nhưng sau 3ngày thì có mùi như cá ươn Đi khám lần 4: viêm âm đạo- viêm quanh lỗ cổ tử cung ( nấm +, cluce sell ++) hiện tại cháu đang rất lo ko biết bị viêm âm đạo như thế là nguyên nhân và biện pháp phòng tránh ntn. Và tình trạng bị các bệnh như thế cháu có bị mất khả năng làm mẹ ko ạ. Mong bs giúp đỡ ạ

ngan ngan

(2014/11/22 00:18)

Chào bạn,
Nấm âm đạo là một trong những bệnh rất thường gặp ở phụ nữ đã có gia đình và quan hệ tình dục thường xuyên. Bệnh này thường do một loại nấm có tên Candida Albicans gây ra. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng, ẩm hoặc có nguyên nhân nào đó gây mất cân bằng môi trường sinh lý âm đạo... các bào tử nấm mới phát triển và gây bệnh.
\nBệnh viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Phụ nữ có hoạt động tình dục thường xuyên hoặc dùng thuốc phòng tránh thai lâu dài cũng có thể có nguy cơ bị mắc bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm Candida. Khi bị bệnh, người bệnh thường có biểu hiện như ngứa ngáy âm hộ, có cảm giác nóng bỏng, giao hợp bị đau đớn và khó khăn...
\nBệnh do nấm candida ở âm đạo phụ nữ nhưng một trong số những nguyên nhân khiến bệnh tái phát liên tục lại là từ phía người chồng, vì vậy, khi điều trị muốn khỏi bệnh phải điều trị cả cho vợ và chồng. Ở nhiều phụ nữ sau điều trị nấm âm đạo rất hay tái phát, người chồng không cùng điều trị thì có thể lây bệnh cho vợ qua đường tình dục
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến bệnh tái phát có thể do người phụ nữ chủ quan, không giữ vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước. Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, đặt chưa trị dứt điểm sạch nấm... Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý điều trị bằng cách mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
Vì vậy, để tránh nhiễm nấm, chị em nên thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục, giữ quần áo khô ráo, sạch sẽ, phơi ở nơi có ánh sáng mặt trời. Khi vệ sinh chỉ nên rửa ở bên ngoài, không nên thụt rửa sâu để tránh làm mất cân bằng môi trường pH. Khi nhiễm nấm, cần đi khám, xét nghiệm và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa và nguyên tắc là tái khám lại sau khi điều trị để biết điều trị thành công hay chưa. Tốt nhất bạn nên đi khám để biết mình cần điều trị theo phương pháp nào.

Viêm nhiễm nếu điều tri khỏi thì không ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ bạn nhé
Chúc bạn vui khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Sản Phụ Khoa
tieu nuoc tieu mau xanh o phu nu la nguyen nhan nao ?

le thi truc huong

(2014/09/23 00:46)