chào bạn,
Hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, đau bụng ... trước kỳ kinh chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân nội tiết: Chất nội tiết tố estrogen và Progesteron có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể là do Progesteron (có tác dụng trấn tĩnh đối với hệ thần kinh trung ương) bị thiếu hụt nên nẩy sinh chứng lo âu, mệt mỏi hay cãi vã. Do đó, rất có thể người phụ nữ bị hội chứng rối loạn là do cơ thể họ phản ứng với một số thay đổi ở hormone liên quan đến kỳ kinh\n- Nguyên nhân di truyền: Một số nhà khoa học đã quan sát chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt của hai chị em gái song sinh hoặc của con gái và mẹ đẻ. Họ nhận thấy, khả năng phát bệnh có liên quan đến nhân tố di truyền.\n- Thiếu hụt một số vitamin và chất khoáng.
Về vấn đề kinh nguyệt ra ít có thể xuất phát từ nguyên nhân màng trong tử cung bong ra bất thường (có thể là do màng tử cung không được sản sinh ra nên không có nhiều để bong), hoặc do những bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung... gây nên.\nMột số nguyên nhân chủ quan như không chú ý vệ sinh kinh nguyệt, bị lạnh hoặc nóng quá, tinh thần căng thẳng... cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kinh nguyệt quá ít.\nCó nhiều nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều, ví dụ như chế độ ăn không hợp lý, thiếu chất đạm, thiếu vitamin, chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục (vitamin E, C và A), do áp lực, căng thẳng trong công việc, trong học tập, trong gia đình, cơ quan, tình cảm cá nhân…\nTrong trường hợp của bạn, bạn không nói rõ sự thay đổi về kinh nguyệt có gần với thời điểm bạn uống thuốc điều hòa kinh nguyệt hay không nên rất khó để cho rằng loại thuốc này có tác động đến "đèn đỏ" của bạn. Kinh nguyệt quá ít trong 2 năm nhưng lại đều đặn và không có biểu hiện bất thường kèm theo như đau bụng, máu kinh có mùi môi, màu sắc đậm đặc... thì bạn không cần quá lo lắng. Có thể tại thời điểm cách đây 2 năm, cơ thể bạn có sự thay đổi hoormon kéo theo thay đổi kinh nguyệt. Sau đó, sự cân bằng hormone được giữ ổn định và chu kì kinh của bạn cũng ổn định theo hướng thay đổi đó. \nĐể yên tâm hơn, bạn có thể đi khám phụ khoa để biết liệu có nguyên nhân nào khác gây ra tình trạng kinh nguyệt quá ít hay không. Nếu kinh nguyệt quá ít nhưng không xuất phát từ nguyên do bệnh tật thì bạn cũng không phải lo lắng quá. Bạn có thể học cách đối phó với tình trạng này bằng các biện pháp sau đây:
Giải pháp\nĂn uống hợp lý và kiểm soát tốt hơn tình cảm: \nĐầu tiên, hãy ăn uống một cách hợp lý. Tránh các thức ăn mặn, bởi muối bắt cơ thể trữ nước. Không nên uống nhiều cà phê và trà bởi những thức uống này dễ gây căng thẳng thần kinh. Đường và đồ uống ngọt cũng là những thứ nên tránh. \nBạn cũng nên bỏ thuốc và rượu vì những thứ này gây cảm giác nặng nề và những rối loạn tình cảm. \nThức ăn giàu can xi, magiê, măng gan và ka li (có nhiều trong thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật, hoa quả tươi như chuối, cam, quýt ..), uống nhiều nước cũng có tác dụng trong việc giảm thiểu các triệu chứng rối loạn trước kỳ kinh. Một số các chuyên gia khác còn khuyên nên dùng thêm kẽm và vitamin B6 cũng như axít béo chưa no. \nBạn cũng cần ngủ đủ giấc và chơi một số môn thể thao mà bạn ưa thích, ngoài ra bạn cũng cần chú ý quan sát về các thay đổi của bản thân để tự điều chỉnh, tự giải toả tâm lý. Bạn cũng có thể chia sẻ với bạn bè, người thân là bạn sắp đến “ngày” để mọi người thông cảm. Đó có thể là những phương thuốc hiệu nghiệm giúp bạn bớt được những triệu chứng căng thẳng trước kỳ kinh
Chúc bạn sức khỏe.