Sản Phụ Khoa

Kính gửi Ban chỉ đạo tuvansuckhoe24h.com.vn Tôi viết email nayf mong nhận được sự giúp đỡ từ chương trình Tôi muôn được tư vấn về vấn đề sức khỏe Bà Bầu! Vợ tôi hiện đang mang bầu 29 tuần và luôn gặp phải vấn đề về sức khỏe là " Thường xuyên bị chuột rút ở Hông và Đùi- Đang đứng hay ngồi, nằm, đi thì bị Thọt( chuột rút)" Ngay từ tháng thứ 2 của thai kỳ cho đến tận bây giờ. còn tất cả vấn đề khác của sức khỏe đều bình thường Vợ chồng tôi có hỏi Bác sĩ hay tham khám va theo dõi cho vợ tôi thi Bac sĩ bảo " Ăn uống bổ sung nhiều chất" .Chúng tôi làm theo nhưng vấn không thấy thay đổi Tôi rất lo lắng cho sức khỏe của vợ tôi Tôi biết triệu chứng này có thể liên quán đến việc thiếu hụt dành Canxi để tái tạo cơ thể Bác sĩ kê cho vợ tôi uongs 3 loại thuóc +, thuốc sắt S -Prenatal +, thuoc canxi S- prenatal +, thuoc bổ sung omega3 Hiện tại vợ tôi vẫn đag sử dụng 3 loại thuốc đó Tiền sử bệnh: +,Bị Thai lưu +, tiêm 02 tháng thuốc giữ thai, tiêm ở bắp đùi +, Thai hiện giờ đi khám luôn tương đương thai lớn hơn 02tuan Tôi rất mong chương trình tư vấn cho tôi về hướng điều trị căn bện bị chuột rút Hông của vợ tôi, và căn bệnh đó có ảnh hưởng đến việc sinh đẻ sắp tới không? Tôi rất mong sớm nhận được email phản hồi từ Quý chương trình Xin tư vấn cho tôi nên đi khám thi khám ở Khía cạnh Bệnh gì Tôi xin chân thành cám ơn quý chương trình!

vu quang huy

(2014/08/02 09:06)

Chào bạn,
Chuột rút là bệnh thường xảy ra trong các trường hợp: ngủ ban đêm, khi đang vận động cơ bắp trong thời gian dài liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói, khát nước. Lý giải chứng chuột rút thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ, các nhà chuyên môn cho rằng, người nào mà ban ngày lao động nặng nhọc bị mệt mỏi hoặc đứng lâu trên nền cứng, do cơ bắp không hoạt động, căng thẳng thì ban đêm bị chuột rút. Chuột rút trong khi đang vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi. Khi đó cơ bắp bị mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bị mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca trong máu.

Thêm nữa, tình trạng vận động nhiều còn gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt, dẫn đến rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp, nên dù bộ não muốn cơ thư giãn sau khi cử động nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút gây ra đau. Như vậy, những người ngồi làm việc lâu, không thay đổi tư thế cũng thường bị chứng co cứng cơ. Thời tiết nóng bức mà vận động cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi gây mất nước và mất muối cũng rất dễ bị chuột rút khi vận động mạnh và kéo dài.

Những người sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và manhê cũng dễ bị chuột rút. Bệnh nhân bị các bệnh: tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đều dễ bị chuột rút. Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 6 trở đi của thai kỳ do thiếu calcium, phospho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể.

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh chuột rút bằng cách: uống nước đầy đủ, tốt nhất là các loại nước giàu chất khoáng như: nước oresol, nước chanh đường muối, nước dừa…Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Khi ngồi, co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ dàng lưu thông ở bắp thịt cẳng chân. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia. Ðiều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây chuột rút nói trên.
Bạn có thể đưa vợ khám ở khoa mạch máu và thần kinh cơ
\nChúc bạn và gia đình sức khỏe.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan