Sản Phụ Khoa

Chao bs,e bi say thai 1 lan,bi gio e dang co thai 4tuan. Bs co the cho e bit nen va k nen an gi?tranh lam viec gi?e cam on bs

Ngoc Anh

(2014/07/06 23:29)

Chào bạn,
Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai:\n- Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, khi có thai cần tăng trung bình 9-12 kg là đủ. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước khi có thai mà sự tăng cân là khác nhau. Cụ thể, với người đã dư cân thì chỉ cần tăng 7-8 kg, người cân nặng trung bình cần tăng 11,5-16 kg, người mảnh khảnh cần tăng 12-18 kg.\n- Chị em cần tăng thêm 15 g chất đạm/ngày. Trong đó, đạm động vật gồm: sữa, thịt, trứng, thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... Chất đạm thực vật gồm: đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng, lạc. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lượng chất béo nhiều giúp tăng nhiệt lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong chất béo. \nĐể đáp ứng số năng lượng và chất đạm trên bà bầu cần ăn thêm tương đương 1 bát cơm, 30 g thịt hoặc 1 quả trứng và 3 bánh bích quy dinh dưỡng có tăng cường đa vi chất dinh dưỡng hoặc một cốc sữa mỗi ngày. \n- Cần ăn thêm bữa và tăng lượng thức ăn, chú ý tăng cường thực phẩm giàu đạm, kẽm, sắt, vitamin A, vitamin C và canxi. Ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm theo 4 nhóm. \nMột số thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng... Mỗi tuần nên ăn cá ít nhất 3-4 lần để bổ sung các axít béo thiết yếu giúp phát triển trí não thai nhi. Chú ý ăn đủ rau xanh, ngày 400-600 g để tránh táo bón. Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin.\n- Không nên dùng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, ớt, hạt tiêu, giấm.... Nên ăn nhạt, bớt muối nhất là những bà mẹ bị phù thận để giảm phù và tai biến khi đẻ. Trung bình ăn 6 g bột canh/ngày. \n- Uống thêm viên sắt hàm lượng 60 mg/ngày để phòng thiếu máu thiếu sắt, uống cho đến sau khi sinh 1 tháng. Chú ý khi uống sắt phải bổ sung thêm vitamin C giúp hấp thu sắt 100%.\nLượng canxi cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000 mg một ngày. \nBên cạnh đó, cần bổ sung các loại vitamin: A; D; B1,2,6; C... Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phospho. Phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt hoặc bổ sung vitamin D hàng ngày. \n- Ngoài việc ăn uống hợp lý, những chị em có sức khỏe kém cần tạo cho mình cuộc sống vui vẻ, không bực tức, lo lắng để tránh stress. Chú ý nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhất là 3 tháng đầu. Cần phải vận động, đi lại, tránh nằm một chỗ (trừ trường hợp bác sĩ chỉ định), không thức quá khuya.\n2. Những thực phẩm mẹ bầu cần nên tránh\nRượu và các loại nước có cồn\nTrên tạp chí Pediatrics số tháng 2/2013, các chuyên gia ở ĐH Cartin, Australia khuyên, phụ nữ mang thai không nên uống rượu, bởi khi ra đời trẻ dễ mắc phải Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và nhiều bệnh nan y khác.\nNhững đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ nghiện rượu có tỷ lệ mắc hội chứng này cao gấp 7 lần so với những không uống rượu. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai nếu uống nhiều rượu, tỷ lệ này sẽ tăng lên tới 9 lần.\n Ăn nhiều chất chua\nNghén, chán ăn, buồn nôn, hay thích ăn chua là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ có thai thời gian đầu. Những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy thời kỳ đầu thai nghén nếu người mẹ hấp thụ quá nhiều chất chua (axit) và các chất có vị chua khác sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào thai nhi. Nếu có nghén hay nhạt miệng thì nên ăn hạn chế chứ đừng sử dụng đồ chua làm thức ăn chủ đạo.
Caffeine\nKhi mang thai, các mẹ bầu nên hạn chế việc sử dụng caffeine. Vì caffeine có ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong cơ thể. Uống quá nhiều caffeine cũng ảnh hưởng đến các kích thích tố, làm tăng nhịp tim, tạo ra gánh nặng cho tim và thận, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây căng thẳng và mệt mỏi cho cả người mẹ và bào thai.\nNgoài ra, việc uống quá nhiều đồ uống có chứa caffeine sẽ khiến cơ thể mẹ bị thiếu máu, thiếu sắt, cản trở quá trình chuyển dinh dưỡng đến bào thai.\nThức ăn nhiều mỡ\nĂn đủ chất béo trong thời kỳ mang thai là cần thiết, tuy nhiên nếu ăn nhiều mỡ trong suốt thời gian đó, bạn có thể truyền cho bé cưng nhiều nguy cơ ung thư. Nhất là các loại ung thư có tính di truyền, như ung thư vú và ung thư cổ tử cung.\nCác nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mỡ không có khả năng gây ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thực phẩm có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi. \nĂn quá mặn\nTăng huyết áp ở phụ nữ mang thai sẽ gây rất nhiều tác hại làm tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén. Lượng muối cơ thể hấp thu hàng ngày có liên quan đến tỷ lệ tăng huyết áp. Ăn muối càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Do vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, tốt nhất bà bầu chỉ nên ăn khoảng 6g muối mỗi ngày.\nThức ăn nhiều đường\nKhi mang thai, chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau. Do đó, nếu lượng đường trong máu quá cao, thận của bà bầu sẽ phải hoạt động hết công suất, không có lợi cho sức khỏe. Đó là chưa kể lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm khả năng kháng bệnh nên chị em sẽ dễ mắc bệnh. Đó là lý do tại sao thai phụ được khuyên nên hạn chế thức ăn có nhiều đường trong thời gian mang bầu.\nLạm dụng thuốc bổ\nNhiều người nghĩ khi mang thai phải uống nhiều thuốc bổ cho em bé khỏe. Nhưng thực tế, khi có thai, lượng máu tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái giãn nở, sung huyết. Chức năng nội tiết của cơ thể cũng mạnh hơn, dịch vị tiết ra ít nên thông thường bà bầu ăn không thấy ngon miệng. Trong trường hợp này, chị em lại thường xuyên uống thuốc bổ, nhân sâm… chỉ càng khiến cho nội tiết mất cân đối, gây táo bón, nguy hiểm cho thai nhi. Thế nên nếu muốn dùng thuốc bổ, bạn cần theo hướng dẫn của bác sĩ.\n3. Những sai lầm về dinh dưỡng cần nên tránh khi mang bầu \nĂn nhiều để em bé to, khỏe\nTheo Philip James - một chuyên gia về béo phì của Tổ chức Y tế Thế giới đã chứng minh quan niệm "ăn cho hai người", hay ăn nhiều để em bé to khỏe như các mẹ bầu vẫn làm là quan niệm hết sức sai lầm trong dinh dưỡng bà bầu. Vì việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến béo phì, làm mất đi 9 năm tuổi thọ của người mẹ. Việc ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này và làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác.
Chưa kể đến việc khi mẹ bồi bổ quá nhiều, thai to có thể khiến việc sinh nở gặp khó khăn. Vấn đề giảm cân sau sinh cũng rất khó nếu các mẹ bầu ăn nhiều trong quá trình mang thai.\n Nhất định phải ăn trứng ngỗng cho con thông minh\nNhiều chị em khi mang bầu, nghe theo lời mách nước của các bà, các mẹ phải ăn thật nhiều trứng ngỗng dù không hề thích gì loại thực phẩm này. Họ tin rằng, ăn trứng ngỗng sẽ giúp em bé trong bụng sinh ra thông minh hơn.\nTheo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp thai nhi phát triển tốt đặc biệt là phát triển trí não, giúp con sau này sinh ra được thông minh, lanh lợi. Nhưng hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng thì con thông minh, hoặc trứng ngỗng tốt cho thai nhi hơn các trứng gia cầm khác.\nHàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà). \nMặt khác, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai. Chị em có thể bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao nếu lạm dụng những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.\nNhịn ăn để không bị nôn\nNhiều bà bầu bị nghén nặng nên rất sợ việc bị nôn, ói. Để khắc phục vấn đề này, họ nghĩ ra cách nhịn ăn để không bị nôn. Đây là quan niệm sai lầm nghiêm trọng.\nThực ra dù có nôn, ói thường xuyên sau khi ăn thì các bà bầu cũng không bị ói tất cả những thức ăn đã ăn vào, do đó người mẹ vẫn cần ăn để thai nhi không bị thiếu chất dinh dưỡng.\nNếu thai phụ bị ốm nghén nặng và thường xuyên nôn ói, cần khắc phục tạm thời bằng cách ăn ít một chút và ăn nhiều lần trong ngày để vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Chị em tuyệt đối không được nhịn ăn vì điều này có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Lưu ý: Các kiến thức trên chỉ mang tính tham khảo. Tùy theo sức khỏe của mẹ mang thai và tình trạng của thai nhi mà các bác sĩ chuyên khoa có cách tư vấn nên ăn gì để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Do vậy mẹ bầu nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp một cách chính xác nhất.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Sản Phụ Khoa
bác sĩ cho em hỏi em năm nay 14t hôn vào ngực bạn gái liệu có thai không ạ

Nguyễn Hửu Trường

(2015/07/05 18:36)