Máu - Hệ Tạo Máu

Kính chào Bác sĩ! thời gian tới con định đi hiến tiểu cầu, nhưng con vẫn còn hơi e dè vì nghe nói khi hiến tiểu cầu sẽ chóng mặt, buồn nôn, và rất đau nên con hơi sợ. với lại hơn 1 tháng trước con có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung, vậy thì con có thể tham gia hiến tiểu cầu được ko?

Thoa

(2014/03/21 03:03)

Chào bạn,
Bạn có tinh thần nhân đạo là rất tốt , Hiện nay nhu cầu về máu tại các bệnh viện để cứu sống người dân là vô cùng cấp thiết. Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu vì: Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá; Do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông…; Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép tạng... Theo đó, mỗi năm nước ta cần khoảng 1.700.000 đơn vị máu điều trị nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Nhưng nếu chỉ cần một bịch máu (khoảng 200ml) đã có thể cứu một mạng người.
Vì vậy, để vừa trực tiếp tham gia cứu sống người bệnh, vừa đảm bảo được sức khoẻ, các nhà chuyên môn đưa ra lời khuyên đối với người tham gia hiến máu: Cần ăn sáng đầy đủ trước khi hiến máu, ví dụ uống cốc nước cam và ăn một bát phở, không nên dùng các chất kích thích trước khi hiến máu như: Rượu, cà phê, chè ...vì chất cafein làm cơ thể mất nước. Ngay sau khi hiến máu, nên: Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế. Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn nên nằm nghỉ 10 – 15 phút; Uống nhiều nước sau khi hiến máu; Để miếng băng dính sau ít nhất 4-6 giờ mới bỏ đi. Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, không uống rượu, bia và làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …).
Việc chóng mặt buồn nôn thì có thể xảy ra, tuy nhiên không đau như bạn ngĩ đau, do đó bạn vẫn hiến máu được.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan