Tai Mũi Họng

Cháu trai tôi năm nay 5 tuổi, cháu hay bị ói sau khi ăn mặc dù cháu ăn ít, vì vậy mỗi khi cháu ăn xong gia đình chúng tôi giữ khá lâu sau mới cho cháu chơi đùa . và cháu bị sổ mũi kinh niên từ mấy tháng tuổi đến nay vẫn không hết sổ mũi, mặc dù đã được đưa đi khám và cho uống thuốc nhiều lần nhưng vẫn không khỏi ,( Bác sĩ khám kết luận cháu bị viêm mũi) , cháu tôi bở bú lúc 2 tháng tuổi. Vậy cho tôi hỏi cháu có phải do bỏ bú sớm mà cháu bị như vậy ko ? Và giờ cho cháu uống thuốc gì để cháu không bị ói sau khi ăn và hết sổ mũi , Tôi xin chân thành cảm ơn?

ĐINH THỊ THU NGÀ

(2014/03/06 16:11)

Chào bạn,
Với tình trạng như bạn mô tả, cháu nhà của chị do cơ thể yếu, hệ miễn dịch yếu ảnh hưởng đến việc hấp thu thức ăn, cũng như chống lại tác nhân bên ngoài kém. Do vậy
Về vấn đề ăn hay nôn, cần kiểm tra lại đường ruột cho cháu, dùng thuốc phù hợp. Chế độ ăn uống cũng cần chú ý để đủ dinh dưỡng mổi ngày đưa vào cơ thể.
Về việc hay chảy nước mũi của cháu là do cháu bị viêm mũi dị ứng, đây là bệnh do hệ miễn dịch, hiện nay vẫn chưa có thuốc trị hoàn toàn, tuy nhiên theo thời gian sức đề kháng của cháu được tăng cường thì có thể tự khỏi.
Để tránh ảnh hưởng hoặc tiến triển sang các bệnh đường hô hấp khác, gia đình cần lưu ý:
Khi trẻ bị viêm mũi, cần nhỏ mũi cho trẻ với dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 - 4 lần cho đến khi trẻ hết triệu chứng chảy nước mũi hay ngạt thở… Đây là phương pháp hiệu quả nhất, bởi với trẻ nhỏ không nên dùng quá nhiều kháng sinh.
Nếu thấy mũi trẻ chứa nhiều dịch mũi chảy ra thì cần lấy ra cho mũi được thông, dễ thở. có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách lau người bằng khăn nhúng nước ấm và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Thường xuyên thay quần áo sạch sẽ, cho trẻ mặc quần đủ ấm, nơi ở đảm bảo thông thoáng nhưng kín gió. Không để chân trẻ bị ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.
Bổ sung dưỡng chất như thịt, cá, trứng, rau quả… và ăn các đồ ăn nóng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ,
Khắc phục thói quen ngoáy mũi, lấy tay quệt mũi của trẻ tránh làm sưng đỏ vùng da xung quanh mũi.
Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên để kịp thời xử trí nếu trẻ sốt quá cao. Trong trường hợp có biểu hiện lạ cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để theo dõi và điều trị.
Phòng bệnh viêm mũi ở trẻ
Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, luôn giữ không khí trong nhà khô ráo, thông thoáng (có thể chạy điều hòa hoặc máy hút ẩm trong những ngày trời nồm).
Khi cho trẻ ra ngoài cần mặc ấm, đeo khẩu trang để hạn chế việc hít phải bụi bẩn hoặc không khí lạnh.
Không trồng các loại hoa có nhiều phấn trong nhà, tránh việc trẻ tiếp xúc với bụi phấn hoa.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng bằng cách đánh răng, súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển sâu.
Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Về dùng thuốc, bạn nên hạn chế cho cháu nhà dùng kháng sinh, thay vào đó có thể mua thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch dùng lâu dài sẽ có hiệu quả hơn.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan