Chào em,
Sưng phù nề (hay phù thũng) có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng thường được nhận thấy nhất vẫn ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.\n Phù xảy ra khi mạch máu nhỏ (mao mạch) trong cơ thể bị rò rỉ dịch. Khi đó, thận bắt đầu giữ lại nhiều natri và nước hơn bình thường để bù cho các chất lỏng bị mất. Điều này làm tăng lượng nước lưu thông trong cơ thể, gây ra các mô bị sưng lên.\n Nguyên nhân của các trường hợp phù nhẹ có thể do:\n - Ngồi hoặc ở trong một vị trí lâu.\n - Ăn quá nhiều thức ăn mặn.\n - Dấu hiệu và triệu chứng tiền kinh nguyệt.\n - Tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm: thuốc giãn mạch, đối kháng calcium, chống viêm không steroid (NSAIDs), estrogen...\n Tuy nhiên, phù nề cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn như:\n - Suy tim sung huyết: Khi một hoặc cả hai buồng tâm thất mất khả năng bơm máu hiệu quả, máu có thể giữ lại trong chân, mắt cá chân và bàn chân, gây phù nề.\n - Xơ gan: Bệnh tạo sẹo trong gan, cản trở chức năng gan, gây ra những thay đổi về hormone và hóa chất điều tiết chất dịch trong cơ thể cũng như làm tăng áp suất trong mạch máu lớn (cổng tĩnh mạch), trong đó mang máu từ ruột, lá lách và tuyến tụy vào gan. Những vấn đề này có thể dẫn đến chất lỏng tích tụ ở chân và ổ bụng (cổ trướng).\n - Bệnh thận: Khi bị bệnh thận, thận có thể không loại bỏ đủ chất lỏng và natri trong máu. Nước dư thừa và natri tăng áp lực trong mạch máu gây phù nề. \n - Suy tĩnh mạch: là tình trạng van trong các tĩnh mạch ở chân bị suy yếu hoặc bị hư hỏng, không thể bơm đủ máu trở lại tim. Máu còn lại tăng áp lực trong các tĩnh mạch, gây phù.\n - Thiếu hệ thống bạch huyết: Hệ bạch huyết giúp cơ thể làm sạch chất lỏng dư thừa từ các mô. Nếu hệ thống này bị hư hỏng hoặc do phù bạch huyết xảy ra vì một căn bệnh nào đó như ung thư, nhiễm trùng... thì chúng sẽ không hoạt động chính xác, dẫn đến phù nề. Ngoài ra, em cũng nên khuyên bà thực hiện những điều sau để khắc phục triệu chứng của bệnh:\n - Hạn chế muối trong chế độ ăn uống để giảm giữ nước.\n - Di chuyển và sử dụng các cơ bắp ở phần của cơ thể ảnh hưởng bởi phù nề có thể giúp bơm chất lỏng dư thừa ra.\n - Nâng cao các phần cơ thể bị ảnh hưởng trong khi ngủ như kê cao chân.\n - Massage vùng bị ảnh hưởng nhưng không gây đau, áp lực có thể giúp di chuyển trong chất lỏng dư thừa của khu vực đó.\n - Tránh tắm nước nóng trong bồn tắm và phòng tắm hơi.
Đồng thời bà của em có thể đi tái khám tại bệnh viện lớn ở tỉnh để xác định đúng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.\n Chúc bà của em sớm cải thiện bệnh!