Sản Phụ Khoa

Cách đây 5 tháng tôi có đi khám phụ khoa vì hành kinh không đều, thì qua các xét nghiệm và siêu âm bác sĩ nói tôi bị buồng trứng đa nang. Rồi cho thuốc uống và nói nếu uống hết thuốc sẽ có kinh, còn không phải đi khám lại. Nhưng uống hết thuốc tôi đã có kinh. Tôi có hỏi sau khi có kinh lần đó nhưng lần sau có đều lại bình thường không. Thì bác sĩ nói nếu đều thì tốt không thì do cơ địa của em nó như vậy không sao. Và tôi có hỏi là tôi dùng thuốc Diane-35 để kinh đều thì bác sĩ bảo là được không sao. Nếu sau này muốn có con ngưng dùng thuốc thì tôi có thai bình thường hay không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản của tôi không.

Lê Minh Vy

(2013/11/16 19:21)

Chào bạn,
Hội chứng buồng trứng đa nang đa phần các nhà khoa học đều cho rằng có thể do một lượng lớn hoóc môn LH ở tuyến yên (trong não) đã kích thích buồng trứng sản xuất estrogen, đồng thời tạo ra những thay đổi mô học và dẫn tới vô kinh.
Androgen tăng cao làm cho các nang noãn ở buồng trứng không trưởng thành để phóng noãn mà phát triển thành nang bên trong có trứng non và làm cho buồng trứng to ra. Vì không phóng noãn nên hoóc môn progesteron cũng không được sản xuất ra và nồng độ estrogen không thay đổi. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng bài tiết hoóc môn androgen là tác nhân chủ yếu gây ra hiện tượng buồng trứng đa nang.
3. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh
Là một hội chứng đặc trưng bằng sự hiện diện của 3 yếu tố chính: hình ảnh buồng trứng đa nang điển hình trên siêu âm, vô kinh hoặc thiểu kinh và các dấu hiệu lâm sàng của sự tăng cường androgen như béo phì, rậm lông..., ban đầu người mắc hội chứng nói trên thường có biểu hiện kinh nguyệt không đều, thời gian giữa hai chu kỳ kinh khá dài, số lượng máu kinh ít một cách thất thường. Tiếp theo đó, cơ thể bạn sẽ có một số triệu chứng sau:
- Triệu chứng lâm sàng: rối loạn kinh nguyệt (kinh thưa, kinh không đều hay vô kinh); rậm lông, mụn, rụng tóc và béo phì.
- Triệu chứng cận lâm sàng: có thể dựa vào định lượng nội tiết (LH > 10mUI/ml; LH/FSH > 2; Testosterone > 1.5ng/ml) và siêu âm (hai buồng trứng to; có trên 10 nang (<10mm) ở mặt phẳng khảo sát, hình chuỗi hạt; mô đệm dày và sáng).
4. Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh đa nang buồng trứng
Bạn nữ có chu kỳ kinh ngắn khoảng 25 ngày hoặc chu kỳ dài trên 35 ngày, chu kỳ không đều luôn tiềm ẩn nguy cơ không phóng noãn. Khoảng 3/4 trường hợp không phóng noãn liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang. Theo tính toán, ở độ tuổi sinh đẻ, trung bình có khoảng 6 – 10% số phụ nữ mắc bệnh. Với phụ nữ có chỉ số cơ thể cao, tăng bài tiết androgen có thể do có nồng độ insulin cao kích thích; còn với phụ nữ gầy, androgen tăng cao có thể do tỷ lệ LH cao kích thích.
5. Một vài hướng điều trị đem lại hiệu quả
Đến nay, khoa học vẫn khẳng định: không thể điều trị dứt hẳn hội chứng này, chỉ có thể điều trị các triệu chứng giúp có thai dễ dàng và giảm các nguy cơ liên quan tới sức khỏe của bạn. Bệnh được phát hiện càng muộn, việc điều trị càng khó khăn và ít hiệu quả.
Nguyên tắc điều trị chung đối với hội chứng đa nang buồng trứng là gây phóng noãn; cách thực hiện có khác nhau tùy theo việc bệnh nhân muốn có thai ngay hay không.
- Với những phụ nữ chưa muốn có thai: sẽ được điều trị bằng thuốc kích thích phóng noãn. Loại thuốc này giúp nang trứng phát triển to lên, vỡ ra và phóng noãn. Khả năng thành công tùy thuộc vào độ dày của vỏ buồng trứng và mức độ đáp ứng của từng người. Trong quá trình điều trị, bạn sẽ có khả năng mang thai nên phải áp dụng các biện pháp phòng tránh (trừ việc dùng thuốc tránh thai vì dược phẩm này ức chế phóng noãn).
- Với những người mong muốn có thai: thường phải dùng một số loại thuốc đặc biệt để làm cho buồng trứng phóng noãn như thuốc Clomiphen citrate, Gonadotrophine... Nếu được điều trị đúng cách, hơn 60% phụ nữ bị bệnh sẽ có thể thụ thai. Ngược lại, nếu không được điều trị hoặc điều trị không cẩn thận, cơ may thụ thai rất thấp.
<

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Sản Phụ Khoa
Cho e hoi benh an de kinh chot la gi?

Le thi tu

(2015/09/21 23:09)