Bệnh Khác

Chào bs! em được biết đói với trẻ mới sinh nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu mà không cần cho ăn hay uống thêm bất cứ thứ gì như vậy có đúng không xin bs tư vấn giúp em.

manh nguyen

(2013/10/14 20:48)

Chào bạn,
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là hoàn toàn khoa học, và không cần bổ sung các loại sữa khác. Sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ trong hai năm đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn, phát triển toàn diện của trẻ về sau. Sau đây là lợi ích cho trẻ và mẹ trong nuôi con bằng sữa mẹ:
Lợi ích cho trẻ
Đầu tiên, hãy khảo sát thành phần các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ để thấy vì sao sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo cho trẻ.
Tất cả các loại sữa đều chứa chất béo; chất béo này cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trẻ và động vật. Trong sữa mẹ có chứa những acid béo cần thiết và những acid béo này không hề hiện diện trong sữa bò. Những acid béo này rất cần cho sự phát triển của não, mắt và sự vững bền của các mạch máu. Men lipase trong sữa mẹ giúp cho việc tiêu hóa chất béo được hoàn thiện hơn so với việc tiêu hóa chất béo trong sữa bò. Phân của trẻ bú mẹ thường mềm, một số trẻ bú mẹ có thể không đi cầu nhiều ngày nhưng điều đó hoàn toàn bình thường.
Sữa động vật có nhiều protein hơn sữa mẹ và chúng không thích hợp cho hai thận còn non nớt của trẻ. Protein trong sữa bò vón cục đặc hơn nên sữa bò khó tiêu hơn so với sữa mẹ; tính không dung nạp với protein trong sữa bò có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh dị ứng khác. Trong sữa mẹ còn có protein kháng khuẩn do đó, bú mẹ giúp cho trẻ có kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn trong những tháng đầu đời khi mà cơ thể trẻ chưa tự tạo ra kháng thể.
Sữa mẹ chứa các vitamin quan trọng nhiều hơn sữa bò, đặc biệt là vitamin A và vitamin C. Nếu bà mẹ được cung cấp đủ vitamin A trong thức ăn thì lượng vitamin A chứa trong sữa mẹ có thể cung cấp đủ cho trẻ cả đến năm thứ hai của cuộc đời. Vitamin A có thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt.
Sắt đóng vai trò quan trọng để phòng chống thiếu máu, mỗi lượng sữa khác nhau đều chứa một lượng sắt rất nhỏ (khoảng 0.5 – 0.7mg/l) nhưng có một sự khác biệt quan trọng. Chỉ khoảng 10% sắt trong sữa bò được hấp thu nhưng có khoảng 50% sắt được hấp thu từ sữa mẹ; những đứa trẻ được nuôi từ sữa bò có thể không nhận đủ sắt và thường bị thiếu máu; trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì nhận đủ sắt và được bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu do thiếu sắt ít nhất đến sáu tháng tuổi.
Sữa mẹ không chỉ là thức ăn cho trẻ. Trong năm đầu tiên, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ và không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Trong sữa mẹ có chứa những kháng thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mà trước đây họ đã mắc. Trong sữa bò không hề có sự hiện diện của kháng thể.
Các thành phần trong sữa mẹ thường không giống nhau; nó thay đổi theo tuổi của trẻ và thay đổi trong suốt một cử bú.
Sữa non có từ các ngày đầu sau sinh, sữa non có lượng ít, đặc và sáng màu. Sau vài ngày, sữa non chuyển thành sữa chuyển tiếp, lượng sữa nhiều hơn. Sữa đầu có màu hơi xanh được sản xuất vào đầu bữa bú, sữa cuối có màu trắng hơn được sản xuất vào cuối bữa bú. Sữa cuối chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều năng lượng và hàm lượng chất béo tăng dần vào cuối bữa bú. Sữa đầu được sản xuất với một lượng lớn, cung cấp nhiều protein, lactose và các chất dinh dưỡng khác và bởi vì trẻ bú một lượng lớn sữa đầu nên trẻ đã nhận được một lượng lớn nước, do đó khi bú mẹ trẻ không cần phải cho trẻ uống thêm nước.
Sữa non tuy ít nhưng rất quan trọng. Sữa non cung cấp cho trẻ nhiều kháng thể và các protein kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng - đây chính là những nguy cơ đối với trẻ sơ sinh - như tiêu chảy nhiễm trùng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp
Sữa non dễ tiêu hóa giúp trẻ phòng chống các bệnh dị ứng tiến triển và bất dung nạp với các loại thức ăn khác. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống phân su đồng thời giàu vitamin

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
nếu lỡ uống phải cồn thì phải làm thế nào

hoàng thiên kim

(2014/10/20 00:25)