Sản Phụ Khoa

Xin chào bác sĩ!rnNăm nay em 23 tuổi,ngày 24/8 là đợt kinh cuối của em.ngày 4/10 em có đi khám(thử que và siêu âm)nhưng không có thai.Ngày 9/10 em có thử que tại nhà nhưng kết quả vẫn 1 vạch.Trong thời gian này em có 1 số biểu hiện:tăng cân,ngực lớn hơn và lâu lâu thấy đau nhức.Ngày 10/10 em có quan hệ nhưng do không chuẩn bị nên em đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp(1 viên sau quan hệ 2 tiếng và 1 viên sau cách 12 tiếng).Hôm nay(13/10)em thử que lại nhưng kết quả vẫn 1 vạch,em vẫn chưa có kinh.Em phải làm gì để có kinh lại bình thường mà không ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại và sau này.Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ.Em chân thành cảm ơn!

Thu Thảo

(2013/10/13 18:11)

Chào bạn,
Đau tức ngực trong kì nguyệt san là hiện tượng bình thường và thường xuất hiện ở khá nhiều chị em. Nguyên nhân gây ra căng tức ngực khi có "đèn đỏ" chủ yếu là do ở thời kì này, cơ thể giữ nước và thay đổi nội tiết tố khiến cho ngực sưng lên, thậm chí chỉ cần chạm nhẹ vào cũng thấy đau. Có chị em bị đau ngực trước kì kinh nguyệt nhưng cũng có người bị căng tức trong và sau khi kinh nguyệt kết thúc.\n Hiện tượng này là do tuyến vú chịu tác động của oestrogen buồng trứng, gây sung huyết phù nề, trước kỳ kinh và khi có kinh , các hiện tượng này là bình thường và sẽ tự mất đi.
Stress cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn đau ngực trước, trong và sau kì kinh. Khi căng thẳng, cơ thể bạn sẽ giải phóng các hormone gọi là cortisol. Nếu cortisol ở một tỷ lệ nhất định thì không phải là một điều xấu nhưng nếu nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể. Những kích thích tố căng thẳng này có thể gây ra bất cứ điều gì từ thèm ăn để thay đổi tâm trạng giữ nước và chuột rút, không ngoại trừ đau tức ngực.\n Ngoài nguyên nhân thay đổi nội tiết tố và stress thì chế độ ăn uống cũng góp phần làm tăng cơn đau, căng tức ngực trong ngày "đèn đỏ". Nếu bạn ăn nhiều thức ăn mặn, cơ thể của bạn sẽ được kích hoạt để cần nhiều nước hơn. Điều đó có thể gây ra đầy hơi nhiều hơn và sưng, bao gồm cả sưng ở ngực. Uống nhiều đồ uống chứa caffeine cũng có thể làm giãn các mạch máu trong ngực của bạn, khiến ngực bị sưng tấy và đau đớn khi chạm vào. Vì vậy, nếu bạn muốn hạn chế đau vú trong khoảng thời gian kinh nguyệt, hãy giảm các đồ ăn uống chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê và soda.\n Sự thay đổi cơn đau từ trước khi có kinh sang sau khi kinh nguyệt kết thúc có thể là do sự thay đổi về nội tiết tố hoặc các tác động về tâm lý, ăn uống của bạn trong thời gian trước khi có kinh mà thôi. Hiện tượng này không kèm theo các triệu chứng đặc biệt gì khác thì bạn cũng không nên lo lắng quá. Bạn cần chú ý theo dõi sự thay đổi này có kéo dài hay không và có thêm dấu hiệu đặc biệt nào không. Nếu thấy có biểu hiện lạ, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.\n Để biết ngực mình có bất kì thay đổi nào, chị em có thể tự kiểm tra ngực hàng ngày hoặc hàng tháng. Thời gian tốt nhất để làm việc này vào tuần lễ đầu sau khi hành kinh, vì hai vú mềm dễ nhận xét. Nếu thấy các hiện tượng bất thường như ở phía trên và ngoài bầu vú, gần nách xuất hiện khối u cứng rắn, không di chuyển, giai đoạn muộn có “lúm đồng tiền” (tức là mặt ngoài da bị lõm xuống), có hạch nách, hạch thượng đòn hai bên, ấn vào đau thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú cần được bác sĩ khám và điều trị.
Việc bạn bị rối loạn chu kỳ kinh một phần có thê do bạn sử dụng thuốc tránh thai. Các hormon trong TTT có thể gây các tác dụng phụ như: rong huyết (trong 1-2 chu kỳ kinh đầu), giảm khẩu vị, buồn nôn (thường hết sau 3 tháng), nhức đầu, trầm cảm, thay đổi mức độ ham muốn và đáp ứng tình dục, viêm âm đạo, xuất tiết nhiều ở âm đạo, viêm đường tiết niệu, thay đổi về lượng kinh, đau ngực, có vấn đề ở da, viêm lợi, bệnh hen nặng hơn, dễ mắc các bệnh do virut. Tất cả những tác dụng phụ này thường không nghiêm trọng, nhưng bạn cũng cần báo cho thầy thuốc biết để tìm cách giảm bớt.
Tuy nhiên, có một điều mà chị em còn băn khoăn là hầu hết khi dùng TTT do tác dụng nhẹ của hormon nam trong quá trình chuyển hóa của viên thuốc nên chị em đều bị tăng cân. Một lưu ý nhỏ là nếu dùng TTT thường xuyên thì bạn nên được thầy thuốc định kỳ kiểm tra huyết áp vì nguy cơ này tăng lên theo tuổi và thời gian dùng thuốc. Vì thế, nếu phụ nữ mắc bệnh tăng huyết áp không nên sử dụng phương pháp tránh thai này.
Những hormon trong viên thuốc là oestrogen và progesterone thường làm tăng kích thước vú, nhưng vú sẽ lại nhỏ đi sau vài chu kỳ kinh hoặc sau khi ngừng thuốc. Viên TTT có hàm lượng hormon càng cao thì càng dễ làm tăng kích thước vú.
Nhiều người khi dùng TTT bị ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng không phổ biến và không kéo dài. Khi ngừng dùng thuốc, mọi việc lại đâu vào đấy. Do đó, nếu bạn thấy mất kinh kéo dài hay rối loạn kinh nguyệt quá mức bình thường thì nên đi khám phụ khoa ngay.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan