Sản Phụ Khoa

Em 32 tuổi , mang thai lần đầu, thai được 25 tuần, mấy lần trước đi siêu âm BS ghi: nhau thai bám mặt trước tử cungrnHôm nay em đi siêu âm, thì BS ghi: nhau bám mặt sau tử cungrnEm có tiền sử bệnh sỏi 2 thận ( đường kính: 6mm ), và bệnh dị ứngrnXin hỏi BS tại sau nhau thai bám mặt trứơc rồi lại bám mặt sau, có phải siêu âm chuẩn đoán sai,hay nhau thai thay đổi vị trí bám và như vậy có sao không?rnEm nghe nói nhau bám mặt trước thì nguy cơ sinh mổ cao, điều đó có đúng không?rnEm bi sỏi thận có ảnh hưởng gì khi sinh em bé không, có phải sinh mổ không?rnBệnh dị ứng sẽ di truyền cho em bé, điều đó có đúng không?rnXin BS giải đáp giúp em với, xin cảm ơn.rn

Nguyễn Ngọc Thắm

(2013/09/11 20:56)

Chào bạn.
Từ tuần thứ 11-12 thì các bác sỹ có thể nhìn thấy bành rau qua siêu âm đàu dò bằng âm đạo. Thông thường, có 4 vị trí bình thường mà nhau thai bám vào và phát triển:
- Nhau bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung). Có một rắc rối nhỏ với nhau bám mặt trước là nhiều khả năng, người mẹ phải chỉ định mổ đẻ.
- Nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung).
\n- Nhau bám ở phía trên thành tử cung.
- Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.
Nếu trong tờ ghi kết quả siêu âm, bạn được bác sĩ xác định những vị trí nhau thai như trên thì hoàn toàn yên tâm.
Chỉ những vị trí sau của nhau thai được bác sỹ chẩn đoán mới đáng lo ngại: nhau bám thấp, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo.
Còn về vấn đề suy thận khi mang thai, sỏi không đe dọa trực tiếp lên sức khỏe thai nhi (trừ nguy cơ chuyển dạ sớm) nhưng nó lại tiềm ẩn trục trặc sức khỏe dành cho người mẹ. Nếu viên sỏi chỉ nằm trong thận thì ít có nguy hiểm và có thể mang thai được, nhưng nếu nó di chuyển vào đường tiết niệu, thai phụ có thể đối mặt với chứng viêm đường tiết niệu. Triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu là đi tiểu ra máu, đau khi đi tiểu... Có 3 rắc rối với chứng sỏi thận trong thai kỳ là: bị đau, nguy cơ chuyển dạ sớm và khả năng thận bị nhiễm khuẩn. Trong đó, nhiễm khuẩn ở thận là tình trạng nguy hiểm nhất. Khi thận không thể hoạt động tốt vì có sỏi, nó dễ bị nhiễm trùng, làm thay đổi áp lực máu lên bào thai. Nhiễm trùng thận trong thai kỳ sẽ dẫn tới chuyển dạ sớm. Vì vậy trong quá trình mang thai, thai phụ bị sỏi thận phải được chăm sóc kỹ lưỡng và được kiểm soát sát sao bởi các bác sỹ chuyên khoa.
Những bệnh dị ứng như eczema, chàm,... có khả năng di truyền cho con tới 50%. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các bé sinh ra vẫn có nguy cơ mắc bệnh dị ứng mặc dù bố mẹ không có tiền sử mắc các bệnh dị ứng đó.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan