Chào bạn.
Trước tiên, với các triệu chứng bạn mô tả thì đây có thể là biểu hiện của sùi mào gà hay mụn cóc. Đối với những trường hợp bị gai sinh dục cũng có thể mọc những mụn nhỏ li ti, nhưng không đau, không ngứa hay các triệu chứng khác kèm theo như của bạn.
Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà dài hay ngắn là tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người, có người thời gian ủ bệnh ngắn, có người thời gian ủ bệnh dài. Theo điều tra về thời gian ủ bệnh sùi mào gà là từ ba tuần đến 8 tháng, bình quân là 2.8 tháng. Đa số báo cáo lâm sàng, thời kỳ ủ bệnh thường trong khoảng 3 tháng, người ngắn nhất là 3-4 tuần, người dài nhất là 8-12 tháng. Do vậy, nếu bạn có các biểu hiện ngay sau khi về từ viện thì đó không nhiều khả năng bạn bị nhiễm bệnh do dùng giấy vệ sinh của bệnh viện.
Về con đường lây nhiễm sùi mào gà, gồm có:
1. Truyền nhiễm trực tiếp qua quan hệ tình dục: đây là con đường chính dẫn đến mắc bệnh sùi mào gà, theo điều tra cho thấy khoảng 2/3. Ca mắc bệnh là do lây nhiễm trực tiếp qua đường tình dục. Thời gian ba tháng rưỡi bệnh nhân bị mắc bệnh là khoảng thời gian nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
2. Truyền nhiễm gián tiếp qua các vật dụng của người bệnh: Một số ít bệnh nhân mắc sùi mào gà do tiếp xúc với vật dụng thường ngày người bệnh, ví dụ khăn tắm, bồn tắm, đồ lót. Do đó chỉ những người cùng chung sống hoặc dùng chung vật dụng của người đã bị bệnh sùi mào gà mới có nguy cơ lây nhiễm.
3. Truyền từ mẹ sang con: Nếu phụ nữ mang thai có mắc bệnh sùi mào gà, trẻ sơ sinh trong quá trình sinh đẻ thông qua các kênh sinh sản, hoặc là sau khi sinh có những của chỉ quá gần gũi với mẹ đều có nguy cơ nhiễm vi rút bệnh sùi mào gà, vì thế dẫn đến mắc bệnh sùi mào gà.
Do vậy, bạn chưa có quan hệ tình dục cũng có thể mắc bệnh sùi mào gà.
Vậy để có thể chẩn đoán chính xác về tình trạng của bạn, đồng thời để có chỉ định điều trị hợp lý, bạn nên tới khám tại các cơ sở chuyên sản phụ khoa uy tín. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc vì các thuốc trị nấm có nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thông thường bệnh không biểu hiện nhanh lại không gây đau đớn cho người bệnh nên rất khó tự phát hiện. Đến khi thấy mào gà sưng to, chỗ kín thấy ngứa, có chảy nước, mủ người bệnh mới tới bác sĩ khám. Hiện chưa có thuốc đặc trị, người ta có thể áp dụng phương pháp đốt điện, chấm dung dịch, dùng thuốc tại chỗ, thuốc uống... Những trường hợp nặng, nhiều thì phải chữa ở bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus. Tùy theo vị trí và độ rộng của tổn thương mà có thể lựa chọn một trong những cách điều trị sau: Chấm dung dịch (Axid trichloaxetic 80-90%): Dùng một que nhỏ hoặc một cái tăm bông, chấm rất cẩn thận một ít dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi sùi này trắng ra. Hoặc bôi dung dịch podophyllotoxine 20-25% theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. Đối với những tổn thương rộng hoặc ở nhiều nơi phải điều trị bằng áp lạnh hoặc đốt bằng laser.
Để chắc chắn, bạn và bạn trai nên tới khám tại các cơ sở chuyên về sản phụ khoa và nam khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị.
\nChúc bạn sức khỏe!