Bệnh Khác

Chào Bác sĩ. Tôi là Yến, năm nay 23 tuổi. Tôi đang có 1 số băn khoăn về sức khỏe của mình nên rất mong nhận được sự tư vấn từ Bác sĩ ạ!rnTừ lâu, khoảng 4 năm trở lại đây thì tôi luôn bị mắc chứng bệnh táo bón, rất khó đi ngoài và mỗi lần đi đều rất khó khăn, thường xuyên bị chảy máu ở hậu môn. Tôi cũng rất lo lắng và có đi khám nhiều lần và được các Bác sĩ chuẩn đoán là bị trĩ nội độ 1 và rách hậu môn ở vị trí 12h. Tôi đã uống thuốc và cố gắng ăn các đồ ăn mát, dễ tiêu để khắc phục bệnh tình của mình nhưng bệnh chỉ thuyên giảm 1 thời gian, sau đó khi không dùng thêm thuốc là bệnh của tôi lại vẫn bị tái phát như cũ. Thời gian gần đây tôi thấy vùng bụng dưới của mình bị to lên, thỉnh thoảng nghe thấy tiếng sôi bụng, và khi nằm xuống sờ vào thì bụng rất cứng, đôi khi còn đau và khó chịu, tôi không biết có bị thêm chứng bệnh gì phát sinh từ căn bệnh trước không? Tôi đang rất lo lắng và cũng rất mong các Bác sĩ bớt chút thời gian quan tâm tới câu hỏi này của tôi qua website trực tuyến này. Tôi sẽ rất mong nhận được sự hồi âm sớm từ bác sĩ để tôi có thể sớm biết được phương thuốc và cách chữa trị bệnh tình của mình. Tôi xin chân thành cám ơn Bác sĩ!!!

Vũ Thị Yến

(2013/07/17 23:19)

Chào bạn,
Với triệu chứng đau của bạn bạn có thể bị các bệnh lý sau: đau sưng ruột già, co thắt ruột già, đau đường tiểu, thêm xoắn buồng trứng, đau buồng trứng, đau tử cung
- Ruột già: gồm có bệnh co thắt ruột già hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, sưng màng ruột già (Diverticulitis, colitis) hay ung thư ruột già (colon cancer). Các bệnh đau ruột này rất trớ trêu không có một triệu chứng gì đặc biệt cả. Bệnh nhân bị đau quặn như đau đẻ cho tới sình hơi đầy bụng, ỉa chảy; đôi khi có các triệu chứng khác kèm theo như đi cầu ra máu, nóng sốt, phân bị thay đổi nhỏ đi.
- Ðau đường tiểu/Bọng đái: do nhiễm trùng đường tiểu hay sạn. Khi đau thường đau buốt cả vùng bọng đái tức giữa bụng phía dưới rốn. Bệnh nhân thường bị buốt khi đi tiểu, mót tiểu và đái dắt, đi tiểu ra máu. Bệnh này thường được định bệnh bằng cách thử nghiệm nước tiểu. Ðôi khi cần siêu âm thận và đường tiểu.
- Buồng trứng: trứng rụng và bị xoắn lại hoặc bị bọc nước buồng trứng (Ovarian cyst) thường làm đau quặn và đau cấp kỳ. Bướu tử cung (uterus fibroid) và sưng màng tử cung (endometriosis) thì thường là đau đầy bụng, khó chịu và có thể đau lâu dài hơn và thường đau thay đổi có thể theo kinh nguyệt. Ung thư buồng trứng cũng là cho đau bụng dưới.
- Ðau ruột thòng: thường là đau ở ngay háng và chạy xuống dưới ngọc hoàn (hòn bi). Ðau nhiều hơn khi cử động mạnh nhất là làm công việc sử dụng tới bắp thịt bụng như khuân vác nặng, ho, hắt xì hơi.
Bạn cần đi khám và siêu âm tổng quát để được chẩn đoán và được điều trị chính xác bệnh.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
ăn trứng lộn cos ảnh hưởng đến bệnh đau dạ dày không

Vũ thị Hương Giang

(2014/10/18 04:16)