Bệnh Khác

Thưa bác sĩ ! Mẹ tôi lúc đầu bị đau vùng bụng đến nỗi không đi đứng được ,không ăn được nên đã đi bệnh viện để xét nghiệm và phát hiện bệnh ruột thừa và sau đó cho mổ nội soi ngay .rnMổ xong ,bà được cho về thì vẫn hiện tượng không ăn uống được ,ói mửa , bụng có dấu hiệu trương cứng nước ,đụng vào thì đau nên sau đó lại nhập viện . Bệnh viện mới cho rút chất dịch trong bụng thông qua đường mũi , lúc đầu dịch lỏng có màu xanh rêu đậm dần dần chuyển sang vàng và ít dần đi .Trong suốt thời gian rút dịch ra thì bác sĩ ko cho ăn uống gì , đa phần là truyền nước biển và đạm .rnGần 1 tuần sau đó , thấy tình trạng sức khỏe của bà ổn định nên cho bà về . Nhưng chỉ sau khoảng 5 tiếng đồng hồ các hiện tượng cũ vẫn tái phát ! Không ăn uống được ,nôn mửa liên tục và đau vùng bụng thế là cả nhà phải đưa bà vào viện lần 3 . Qua các kì xét nghiệm , bệnh viện kết luận bà bị viêm tụy ! Mấy ngày đầu sau đó bà lại được truyền nước biển và đạm , ko cho ăn hay uống nước gì .Bà vẫn ăn uống không ngon miệng và ko ăn dược nhiều , thể trạng dường như không khá lên được .rnMong bác sĩ hãy xem xét dùm cho các triệu chứng xảy ra ở mẹ tôi thật ra là bệnh gì . Xin vô cùng cảm ơn bác sĩ đã đọc qua những dòng này .

Trần Lan Phương Khánh

(2013/06/10 06:35)

Chào bạn,
\nTriệu chứng của mẹ bạn hoàn toàn phù hợp với bệnh lý viêm tụy. Dấu hiệu hay gặp nhất ở bệnh viêm tụy là đau đột ngột vùng trên rốn, đôi khi có thể từ từ, mới đầu nhẹ sau đó tăng dần. Sau đó đau lan dần ra sau lưng, tính chất đau rất thay đổi. Có thể đau liên tục vừa phải và kéo dài, có khi đau dữ dội như dao đâm, đau vật vã làm cho bệnh nhân nghẹt thở. Khi bệnh nhân ngồi gập bụng cảm thấy đỡ đau nhưng khi nằm ngửa thì đau tăng lên. Vị trí đau thường ít thay đổi, nếu có lệch sang phải hay bên trái thì là dấu hiệu tổn thương ở đầu hay đuôi tụy. Bệnh nhân thường kèm theo nôn và nôn ngay cả khi dạ dày trống rỗng. Dấu hiệu này giúp phân biệt với các trường hợp đau dạ dày cấp tính.\n Khi thăm khám thấy bụng đau, có phản ứng hoặc co cứng thành bụng. Khoảng trên 90% các trường hợp có kèm sốt, tim đập nhanh, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng. Tùy theo mức độ thương tổn, chảy máu, hoại tử... sẽ có dấu hiệu sốc. Kèm theo cảm ứng phúc mạc gây nên tình trạng liệt ruột, hậu quả thường là bụng trướng. Muộn hơn có thể có biểu hiện suy tim, vàng mắt, suy thận cấp... Một số trường hợp có biểu hiện thiếu canxi, ngón chân tay co quắp do canxi máu giảm nhanh và đột ngột. \n Quan điểm hiện nay thống nhất là điều trị bảo tồn trước hết bằng hút dạ dày, bù nước điện giải, điều trị biến chứng đông máu rải rác lòng mạch, tăng cường nuôi dưỡng qua ăn ống thông dạ dày hoặc tiêm truyền, dùng kháng sinh dự phòng và thuốc ức chế bài tiết để tụy nghỉ ngơi như somatostatin, stilamin.. Ngay cả khi bạn không có các triệu chứng kéo dài, thực hiện các bước dưới đây sẽ giúp cho tụy khỏe mạnh:
\n- Ăn các bữa nhỏ.
- Hạn chế chất béo trong chế độ ăn.
- Tuân thủ chế độ ăn giàu carbonhydrat. Carbonhydrat cung cấp năng lượng giúp chống mệt mỏi. Chúng có trong các thực phẩm làm từ tinh bột hoặc đường. Thử với phần lớn lượng calo hằng ngày từ ngũ cốc, rau và đậu.
- Uống nhiều dịch. Nếu bị viêm tụy mạn, phải đảm bảo uống đủ dịch để không bị mất nước. Mất nước có thể gây đau và kích thích tụy.
- Tìm các cách kiểm soát đau an toàn. Thảo luận với bác sĩ về những lựa chọn kiểm soát đau, bao gồm cả lợi ích và nguy cơ của các thuốc giảm đau kê đơn và không cần đơn. Các thuốc giảm đau có thể có tác dụng phụ, bao gồm lệ thuộc vào thuốc và rối loạn dạ dày.
- Suy nghĩ tích cực. Sự tác động của viêm tụy đối với bạn có thể trong nhiều năm. Phải giữ liên lạc chặt chẽ với bác sĩ, thay đổi các thói quen hằng ngày thì khả năng điều trị bệnh thành công sẽ cải thiện rất nhiều.

Chúc mẹ bạn mau hồi phục.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
Em 16 là nam nhưng vẫn chưa vỡ giọng bác sĩ có thể giúp em không ạ

Nguyễn Hoài Anh Tuấn

(2016/04/07 23:52)