Chào bạn,
Trong Đông y, sắc thuốc đã là một công việc khá phức tạp và công phu, nhưng khi sắc xong rồi, uống như thế nào cho đúng cũng là một vấn đề rất quan trọng.
- Thường khi sắc thuốc xong, chắt nước thuốc ra bát, đợi một lát để thuốc nguội đến độ vừa phải, không nóng không lạnh rồi uống như vậy gọi là uống ấm. Cách uống này hay được sử dụng hơn cả vì rất hợp sinh lý.
Nhưng với những bệnh nhân bị chứng hàn như cảm mạo phong hàn, đau bụng đi ngoài do lạnh... muốn nâng cao tác dụng tán hàn của thuốc thì phải uống nóng.
Ngược lại, với những bệnh nhân bị chứng nhiệt như sốt sao, môi khô họng khát, miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... thì phải đợi cho thuốc thật nguội mới uống nhằm mục đích tăng cường hiệu quả thanh nhiệt của dược liệu.
Các vị thuốc cần phải uống ấm thường có dược tính tương đối ôn hòa lấy công dụng tư bổ điều lý làm trọng, khi sắc hay dùng lửa nhỏ (văn hỏa).
Các vị thuốc cần phải uống nóng thường có dược tính ôn nhiệt, khi sắc phải dùng lửa to (vũ hỏa), sắc nhanh.
Đối với các vị thuốc cần phải uống lạnh thường có dược tính hàn lương, khi sắc thời gian kéo dài hơn một chút.
- Thuốc có hiệu quả hay không ngoài việc dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không.
Để hấp thu tốt và phát huy tác dụng cao nhất, các thuốc tư bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng.
Các thuốc có công dụng kiện tỳ, tả hạ (tẩy xổ), khu trùng (trừ giun) nên uống khi bụng đói, trước khi ăn; các thuốc tiêu thực và có phản ứng kích thích dạ dày, ruột nên uống sau bữa ăn; các thuốc thăng đề (đưa lên trên) và ôn lương bổ khí nên uống vào khoảng thời gian từ sáng sớm đến trước giữa trưa; các thuốc tư âm dương huyết, thuốc thanh tả phục hỏa ở âm phận nên uống vào buổi tối; các thuốc trừ tà ở khí phận và dương phận nên uống vào sáng sớm...
- Kiêng cữ về ăn uống khi dùng thuốc đông y là một điều rất cần thiết. Bởi lẽ, theo quan niệm của y học cổ truyền, thức ăn cũng là những vị thuốc, cho nên nếu ăn uống không hợp lý thì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu lực của đơn thuốc và sức khỏe của người bệnh.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, nhiều thầy thuốc bắt bệnh nhân kiêng quá nhiều thứ như tôm, cua, ốc, thịt gà, rau muống... một cách cứng nhắc.
Trên thực tế, việc kiêng cữ về ăn uống phải tùy thuộc vào 2 yếu tố: một là các món ăn kỵ với các vị thuốc đang dùng, ví dụ bạch linh kỵ giấm, miết giáp kỵ thịt gà....
Hai là các thức ăn chống lại tác dụng của thuốc, ví dụ đang uống thuốc trị chứng hàn thì phải kiêng các thức ăn mát lạnh...
Bạn nên đưa mẹ đi khám và trực tiếp hỏi bác sĩ về cách uống loại thuốc mà bác sĩ kê đơn. Như vậy sẽ chính xác hơn và mang lại hiệu quả hơn. Thông tin cụ thể về phòng khám của bác sĩ bạn có thể tham khảo dưới đây:
Phòng chẩn trị Y học cổ truyền - BS. Nguyễn Thị Bay
Địa chỉ: số 36/26 đường Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 08 3839 5126
Thời gian khám bệnh: Thứ Hai - Chủ Nhật: 17:00 - 20:00
Phòng khám rất đông khách đến khám. Nếu bạn không muốn mất thời gian chờ đợi, vui lòng đặt lịch khám trên Finizz- trang web đặt lịch khám trực tuyến MIỄN PHÍ, nhanh chóng và tiện lợi nhất hiện nay.
Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của Finizz.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.