Chào bạn!.\nBuồn nôn và nôn cũng gặp trong một số bệnh lý, nhất là bệnh đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày, tá tràng, hẹp môn vị, viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa hoặc bị bị chèn ép do khối u (u manh tràng, lao phúc mạc, lao ruột…).\nCác bệnh gan mật như viêm gan, viêm đường mật, sỏi đường mật hoặc các bệnh về tuỵ như viêm tuỵ cấp, u đầu tuỵ cũng có thể gây chán ăn, buồn nôn hoặc nôn.\nMột số bệnh nội tiết như bệnh tuyến giáp cũng có thể gây buồn nôn, chán ăn, gầy sút cân.\nMột số bệnh như rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, viêm não, u não cũng gây buồn nôn, nôn. Ngoài ra, người ta thấy có một số trường hợp dùng thuốc có tác dụng phụ cũng gây buồn nôn hoặc nôn thực sự. Người uống rượu, bia cũng bị hiện tượng này nhất là lúc uống quá nhiều do cồn có trong bia rượu khi vào dạ dày đã tạo thành chất gây buồn nôn, nôn hoặc do niêm mạc dạ dày bị kích thích quá mạnh gây viêm cấp cũng gây buồn nôn và nôn.
Các thuốc có thể hiệu quả để điều trị buồn nôn không rõ nguyên nhân bao gồm các nhóm phenothiazines (vd, prochlorperazine), nhóm làm tăng sự vận động (vd, metoclopramide), và nhóm đối kháng serotonin (vd, ondansetron). Tuy nhiên các nghiên cứu về tính hiệu quả của các thuốc chống nôn và buồn nôn còn ít, vì vậy việc áp dụng một loại thuốc nào đó để điều trị cần có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ tùy theo từng trường hợp.
Chúc sức khỏe!