Tiêu Hóa

Em bị đi ngoài ra máu. Vậy đó là bệnh gì ạ. Có nguy hiem k ạ

đào

(2016/07/29 13:42)

Chào bạn!
Đi ngoài ra máu có khả năng là do bạn bị bệnh trĩ bạn nhé.
Hiện tượng chảy máu xuất hiện trong quá trình hoặc sau khi đại tiện, không đau, máu màu đỏ tươi, ra kèm theo phân, lượng máu có thể nhiều hoặc ít. Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác:
Các bệnh đường tiêu hóa: Máu có màu đen hoặc đỏ thẫm, bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa. Nếu máu màu đỏ thì thường là bị chảy máu đoạn dưới đường tiêu hóa.
Nứt kẽ hậu môn: Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh. Nếu mới bị nứt kẽ, sau khi đại tiện sẽ thấy đau dữ dội.
Ung thư trực tràng: Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, cũng xuất hiện táo bón và đi ngoài.
Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ: Thường kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, kèm theo đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần.
Polyp trực tràng và kết tràng: Máu màu đỏ tươi, không đau, máu lẫn theo phân.
Các bệnh toàn thân khác như: Bệnh máu trắng, máu không đông, và các bệnh truyền nhiễm ít gặp khác. Đồng thời với việc đại tiện ra máu, các bộ phận khác có thể cũng bị chảy máu.
Khi bị đi ngoài ra máu, bạn nên lưu ý:
- Chế độ ăn: Chế độ ăn hợp lý, ăn ít thịt nhiều rau, ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ăn ít đồ cay, ăn nhiều trái cây, ăn sáng hàng ngày giúp đi đại tiện dễ dàng. Không uống rượu, bia; không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu.
- Đi đại tiện hàng ngày: Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, khi đi đại tiện không ngồi xổm lâu hoặc rặn mạnh. Giảm bớt các tác động lên vùng hậu môn, trực tràng, dùng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.
- Thể dục, thể thao: Tham gia vào một số hoạt động thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu. Tăng cường vận động cho cơ thắt hậu môn, đặc biệt là vận động hậu môn, khi bị sưng tấy do trĩ, chảy máu nhiều thì nên đi khám và điều trị kịp thời.
- Làm việc khoa học: Tránh khuân vác quá nặng, tránh đứng/ngồi liên tục trong thời gian dài. Với người phải ngồi làm việc liên tục, sau khoảng 1h nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng vài phút.
Nếu tình trạng trên vẫn kéo dài không cải thiện thì bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa nhé.
Chúc sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan