Tiêu Hóa

daoj gần đây cứ sau khi ăn là tôi lại bị đau bụng.cơn đau cứ cuộn lên xuống vùng bụng trên rốn phía bé tay phải . có phải tôi bị đau có thật không .

nguyen tu vy

(2016/07/29 17:20)

Chào bạn
Vùng trên rốn gồm có : gan, mật, dạ dày, hành tá tràng, tụy, lách, phía trên hệ tiết niệu (thận, phía trên niệu quản), bao quanh các cơ quan trên rốn còn có màng bụng.
Đau bụng trên rốn là một triệu chứng rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ nhỏ thường đau bụng do giun, thông thường đau bụng do giun thì chỉ đau quanh rốn, tuy nhiên trường hợp giun chui cuống mật thì cơn đau bụng rất dữ dội, quằn quại, người bị đau thường phải gập người lại mới đỡ đau đây là dấu hiệu điển hình của tình trạng giun chui cuống mật.
Đau bụng trên rốn ở người lớn có thể do bệnh của gan mật, nhất là bệnh túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi, u ác tính và đều gây đau bụng vùng trên rốn kèm theo nhiều triệu chứng khác (sốt, vàng da…) và thường xảy ra sau bữa ăn nhiều đạm, mỡ.
Đau bụng trên rốn có thể là bệnh gan bị viêm áp xe biểu hiện là đau tức vùng trên rốn lệch sang phải, dưới hạ sườn phải.
Để xác định đau bụng trên rốn là bệnh gì, bệnh nhân nên theo dõi tình trạng đau của mình, nếu chỉ là cơn đau thông thường, không bị tái phát có thể do ăn uống quá no, đầy bụng, ăn phải thức ăn khó tiêu hóa. Còn nếu cơn đau dai dẳng, triền miên, thì tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám bằng cách siêu âm ổ bụng để biết tình trạng về gan, mật, hệ tiết niệu (thận, niệu quản), tụy, lách.
Trường hợp, nghi ngờ đau bụng trên rốn là dấu hiệu bệnh của dạ dày, để chuẩn đoán chính xác, các bác sỹ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện nội soi dạ dày. Qua nội soi có thể xác định mức độ nặng, nhẹ của bệnh dạ dày, đồng thời có thể tìm vi khuẩn HP bằng cách lây mảnh sinh thiết trong dạ dày và thực hiện test nhanh Clotest, Urease test hoặc xác định vi khuẩn HP bằng kỹ thuật sinh học phân tử… Việc điều trị bằng kháng sinh, kháng thể chống Hp cũng từ đó mà được đưa ra phù hợp hơn.
Chúc sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan