Tiêu Hóa

con toi nam nay 12 tuoi chau hay bi dau bung duoi xin hoi bac si do la trieu trung benh gi?

Ngo Thi Kim Dung

(2016/07/29 16:17)

Chào bạn!
Đau bụng dưới thường gặp ở nữ hơn nam, thường là triệu chứng của các bệnh lý như:
– Viêm vùng chậu: Viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ ắt hẳn sẽ gây ra đau bụng dưới. Nó ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trong cơ quan sinh dục nữ như: buồng trứng, vòi trứng, tử cung…
- Rối loạn tiêu hóa bao gồm: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, hay tiêu chảy. Sự rối loạn này làm cho bụng dưới đau âm ỉ, có khi còn đau quặn từng cơn.
- Viêm bàng quang kẽ: là một bệnh do viêm bàng quang gây ra. Triệu chứng đau bụng dưới kèm theo nhiều triệu chứng khác như đi tiểu đau buốt, đi tiểu nhiều lần, đau vùng mu và đau khi quan hệ.
- Viêm đường tiết niệu: Tất cả những sự nhiễm trùng xảy ra ở đường tiết niệu từ niệu đạo, bàng quang và niệu quản đều khiến cho vùng bụng dưới đau tức khó chịu. Kèm theo đi tiểu đau, máu trong nước tiểu. Nếu bệnh được điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa khỏi và không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu không được điều trị thì viêm nhiễm này sẽ lây lan sang thận.
- Sỏi thận: Sỏi thận là những cặn lắng tích tụ thành những viên “sỏi” bám vào thận. Khi sỏi di chuyển từ thận sang bàng quang sẽ gây ra đau vùng bụng, vùng chậu và đi tiểu ra máu. Sỏi này càng to thì gây ra đau đớn càng nhiều. Uống thuốc tán sỏi hoặc phẫu thuật có thể giải quyết được căn bệnh này.
- Viêm ruột thừa: Khi ruột thừa bị viêm và lên mủ sẽ gây ra những cơn đau tức dữ dội cho người bệnh. Cơn đau bắt đầu từ vùng xung quanh rốn và dần dần chuyển đau sang phần bụng dưới (bên phải bụng dưới) hay là trong cuộc sống người ta vẫn truyền miệng nhau là đau ruột thừa. Bệnh còn gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, sốt cao. Căn bệnh này mang tính cấp bách cần được điều trị.
- Viêm đại tràng: Do các loại vi khuẩn đường ruột gây nên. Biểu hiện của bệnh là đau quặn, mót rặn, phân nhầy mũi, đau quặn từng cơn (do đại tràng co bóp) khắp bụng, nhất là dưới rốn. Căn bệnh này khiến bệnh nhân khổ sở khi ăn phải những thức ăn ôi thiu, thức ăn được coi là “lạ bụng” không hợp với bụng. Viêm đại tràng thường được chữa bằng thuốc phù hợp với nguyên nhân gây bệnh.
Trên đây là một số các nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới. Khi nào bạn cảm thấy cháu bị đau bụng dưới kéo dài, hãy lập tức đến cơ sở y tế khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Chúc sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan