Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu ?

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thắm. Ngày đăng: 05-03-2018

Để sinh con ra được khỏe mạnh. Các mẹ nên thực hiện đầy đủ tất cả các xét nghiệm cần thiết. Trong đó xét nghiệm tiểu đường là một trong những xét nghiệm quan trọng không thể bỏ qua. Vậy xét nghiệm tiểu đường hết bao nhiêu tiền?

Tiểu đường là gì?

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu

 

Tiểu đường là tình trạng khiến lượng đường trong máu của con người tăng lên. Với những người khỏe mạnh, nồng độ đường trong cơ thể được điều chỉnh bằng hoocmon gọi là insulin.

Người bị tiểu đường, cơ thể sẽ không đủ insulin hoặc insulin không hoạt động đúng cách. Chính vì vậy, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Với những người bị tiểu đường, nếu không xét nghiệm tiểu đường và điều trị kịp thời lượng đường trong máu tăng lên vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe, tổn thương tới các bộ phận trong cơ thể.

 

Xét nghiệm đường huyết là gì?

Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Xét nghiệm tiểu đường nhằm để đo lượng glucose trong máu của bạn. Glucose hay còn gọi là đường, là nguồn năng lượng chính trong cơ thể.

Đối với các bà mẹ việc tiến hành các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chủ yếu để kiểm tra bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, và tiểu đường thai kì.

 

Tại sao lại gọi là tiểu đường tuýp 1, tuýp 2?

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu

 

Có nhiều người khi đi xét nghiệm tiểu đường sẽ được nhận những kết quả xét nghiệm trong đó có ghi: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 3.

Tiểu đường tuýp 1 thông thường được chuẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên khi cơ thể không sản xuất đủ insulin. Đây là một bệnh mãn tính và cần được điều trị trong suốt đời. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng có thể thấy ở những người độ tuổi từ 30,40 tuổi.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được chuẩn đoán ở người lớn khi bị thừa cân và béo phì. Tình trạng người bị tiểu đường tuýp 2 do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin không hoạt động đúng cách. Đối với trường hợp này, người bệnh có thể giảm cân.

Tiểu đường thai kì xảy ra ở phụ nữ mang thai phát triển bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường thai kì sẽ hết tiểu đường sau khi sinh con xong.

 

Vì sao phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai?

Tiểu đường khi mang thai có thể gây những biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Đối với mẹ, đái tháo đường thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, và đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Đối với thai, tiểu đường khi mang thai có thể gây chứng béo phì, thai chết lưu, hay thiếu tháng.

Chính vì vậy, các mẹ cần phải làm xét nghiệm tiểu đường khi mang thai để được chẩn đoán sớm các biến chứng và kịp thời điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Tiểu đường khi mang thai thường không có triệu chứng và biểu hiện gì rõ rệt để có thể nhận biết ngay rằng bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Đó là lý do vì sao hầu hết phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai từ 24 đến 28 tuần. Nhưng nếu thai phụ thuộc nhóm có nguy cơ cao bị tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, thì bác sĩ có thể chỉ định bạn làm nghiệm pháp tiểu đường thai kỳ ngay từ lần khám thai đầu tiên.

 

Quá trình xét nghiệm tiểu đường đối với các mẹ bầu như thế nào?

Đối với các mẹ bầu, khi tới làm xét nghiệm đường huyết sẽ được các bác sĩ cho uống một ly nước glucose rất ngọt (950gram glucose) có vị như vị soda hoặc cam, chanh. Các mẹ chỉ cần uống hết ly nước và ngồi đợi 1 tiếng. Trong khoảng thời gian này các mẹ có thể ngồi thư giãn bằng việc nghe nhạc.

Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu xét nghiệm tiểu đường và xử lý theo đúng quy trình, kĩ thuật. Sau một vài ngày, kết quả xét nghiệm tiểu đường của các mẹ sẽ có.

Nếu lượng đường trong máu của các mẹ là 140 miligam glucose/1 decilit huyết tương (mg/dL) hoặc nhiều hơn thì các mẹ phải thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose. Nếu lượng máu trong cơ thể mẹ cao hơn 200mg/dL thì có nghĩa là mẹ sẽ không phải bổ sung thêm xét nghiệm dung nạp glucose nữa.

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ ở đâu?

Bận có thể tiến hành xét nghiệm đường huyết khi mang thai tại khoa Nội tiết các bệnh viện sau:

BV Từ Dũ

284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 5404 2829

BV Nguyễn Tri Phương

468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TPHCM

ĐT: 08.3923.4332 – 08.3923.4349

BV Hùng Vương

128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Ho Chi Minh City, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3864 2750

Và một số bệnh viện lớn khác có khoa xét nghiệm

 

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm đường huyết hết bao nhiêu tiền thì còn tùy vào cơ sở mà mẹ bầu tiến hành xét nghiệm. Thông thường giá xét nghiệm tiểu đường bao gồm xét nghiệm đường huyết và đường niệu. Chi phí khoảng 150.000 đồng.

Hoặc chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kì cũng giao động từ 300.000 đến 700.000 đồng tùy vào cơ sở y tế xét nghiệm. Bởi mỗi nơi sẽ có một phương pháp và dịch vụ khám khác nhau.

Trên đây là những thông tin về xét nghiệm đường huyết khi mang thai như thế nào và chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy vào mục chat tư vấn để đặt câu hỏi nhé.

 

 

 

Cùng chuyên mục

Phong kham thai quan tan phu hinh avt

Bạn đang lo lắng không biết nên khám thai định kì ở phòng khám sản phụ khoa quận Tân Phú nào uy tín nhất? Bạn đang cần sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa sản về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc thai kì khỏe mạnh? Gợi ý top 5 phòng khám thai ở quận Tân Phú uy tín cho các bà bầu sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm...

Sản phụ khoa

- 11/08/2017

Phong kham san phu khoa quan 7 hinh avt

Nhiều bà mẹ bầu trẻ hiện nay không có nhiều kinh nghiệm cho việc cho việc chăm sóc thai kì cũng như làm sao để cả con và mẹ bầu có sức khỏe tốt nhất. Các mẹ bầu trẻ có thể tham khảo danh sách phòng khám sản phụ khoa quận 7 tốt nhất dưới đây để có thể lựa chọn cho mình một phòng khám uy tín và ch...

Sản phụ khoa

- 08/08/2017

Tri om nghen thai ki hinh ava

Nghén là triệu chứng hầu hết chị em gặp phải khi mang thai. Chị em thấy đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, có người nôn quá nặng đến mức không dám ăn uống gì, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn.

Sản phụ khoa

- 28/07/2017

Tu tin yeu doi sau sinh.jpg

Sau khi sinh, điều quan trọng nhất đối với người mẹ là sức khỏe. Khi cơ thể khỏe mạnh thì người mẹ mới có tinh thần thư thái, có nguồn sữa dồi dào để từ đó chăm sóc bé yêu tốt hơn.

Sản phụ khoa

- 15/07/2017

Kham 20thai 20anh 20corbis1.jpg

Khi có thai, người mẹ rất cần được khám thai để biết thai phát triển như thế nào. Việc khám thai không hề ảnh hưởng đến thai nhi. Ở nước ta, Bộ Y tế đã quy định trong một kỳ thai nghén mỗi bà mẹ cần phải được khám thai định kỳ ít nhất ba lần.

Sản phụ khoa

- 14/09/2016