Thần Kinh

Bac si cho toi hoi.chau nha toi bi benh tang dong giam chu y.tu nam chau 3 tuoi nam nay chau da sang tuoi thu 8 chuan bi vao hoc lop hai.tu khi phat hien benh cua chau gd toi co cho chau chua benh bang phuong phap hoc tam ly va uong cac thuoc bo nao.va mua he nay gd cho chau ra vien cham cuu trung uong de dieu tri cham cuu .gd mong chau de khoi duoc co the hoc duoc nhu cac ban be.nhung da ba tuan roi cham cuu va tap vat ly tri lieu nhung chau chua co bien chien gi va thai do hung han hon.vay xin hoi bac si gd co nen cho chau chup cong huong tu de hi vong co the tim duoc nguyen nhan nao do va xem chau co anh huong gi trong dau khong.va co the ket hop uong thuoc va cham cuu duoc khong a.xin hoi bac si da co truong hop nao co the chua beng tang dong co the chua hoan toan khong a.grat mong duoc su tu van cua bac si a

Le thi ngoc anh

(2016/06/16 06:07)

Chòa bạn!
Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em, là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.Việc điều trị bằng thuốc và liệu pháp hành vi cũng cần thời gian dài và dưới sự hướng dẫn của bác sỹ. Cha mẹ cần kiên nhẫn, kiềm chế cảm xúc khi chăm sóc, dạy dỗ trẻ bởi cảm xúc tiêu cực của cha mẹ có thể đẩy trẻ mắc bệnh nặng hơn. Dành thời gian chơi với con, gợi ý để con nói lên cảm xúc, suy nghĩ, kích thích sự tìm tòi, khám phá của con. Mỗi ngày dành cho trẻ những lời khen, động viên để trẻ phát huy những việc làm đúng, tốt. Khi yêu cầu trẻ làm một việc gì đó, cha mẹ nên diễn đạt bằng những từ ngữ đơn giản, nói thẳng ý muốn của mình để trẻ không phải suy nghĩ nhiều và thực hiện đúng theo yêu cầu. Dạy trẻ tính ngăn nắp trong sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên lúc đầu cha mẹ không cần quá nghiêm khắc, để từ từ trẻ sẽ quen và hòa hợp được với việc đó. Khi trẻ đến trường cha mẹ nên thảo luận với cô giáo để có cách giáo dục phù hợp. Chẳng hạn nói với cô giáo không nên cho trẻ ngồi ở nơi gần cửa sổ, gần cửa ra vào để hạn chế trẻ bị phân tâm vì những kích thích bên ngoài. Để mắt thường xuyên tới trẻ khi vui chơi, đi qua đường… vì trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường dễ gặp tai nạn nguy hiểm. Gia đình bạn hãy đưa cháu đi khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh nhé.
Chúc cháu chóng khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan