Sản Phụ Khoa

Chào Bác sĩ! Em bị viêm tuyến vú trái nên phải chườm ấm + uống zinnat và anpha choay để theo dõi khối apse 20,5x21,5mm 2 ngày nay rồi. Khối này giờ đã giảm đau và nhỏ hơn 1 chút. Em không sốt, nổi hạch ở nách.... Vậy em có phải trích rạch không? Và điều trị bao lâu ạ? Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!

Bùi Thị Hảo

(2016/02/27 18:50)

Chào bạn,
Áp xe vú là ổ viêm ở sâu trong tuyến vú do vi khuẩn gây ra. Bệnh gây sưng đau, chảy mủ ra núm vú. Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây áp xe vú, trong đó hay gặp là tụ cầu và liên cầu hoặc phối hợp 2 loại vi khuẩn này gây bệnh. Các loại vi khuẩn: phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí cũng gây áp xe vú.
Vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp từ da vào tuyến vú qua các ống dẫn sữa hoặc các vết xây sát ở núm vú và quầng vú; gián tiếp: từ một ổ nhiễm khuẩn ở nơi khác trong cơ thể qua đường máu hoặc đường bạch huyết đến gây áp xe vú.
Nếu ổ áp xe thông với các ống dẫn sữa, có thể thấy sữa lẫn mủ chảy ra ở đầu núm vú. Đó là chất dịch trắng hôi mà cháu thấy chảy ra từ núm vú. Chọc ổ áp xe có thể hút được mủ.
Áp xe vú sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Do dịch mủ từ ổ áp xe có thể chảy ra ngoài cùng với sữa theo ống dẫn sữa nên nếu bé bú phải có thể bị tiêu chảy.
Ổ áp xe vú không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mạn tính, ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa và cho con bú.
Do ổ áp xe vú thường nằm sâu bên trong nên việc lau rửa vệ sinh bên ngoài đầu vú không thể điều trị khỏi bệnh, mà cần phải dùng kháng sinh kết hợp với chích ổ áp xe. Trường hợp của bạn nếu dùng kháng sinh và kháng viêm mà tình trạng được cải thiện, và khối áp xe không còn thì bạn không cần chich dẫn lưu mủ nhưng nếu khối áp xe vẫn sưng đau thì cần chích dẫn lưu mủ. Do vậy để đánh giá tình trạng của bạn thì bạn cần đi khám và qua thăm khám bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp với bạn.
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan