Sản Phụ Khoa

Chào bác sĩ, cháu năm nay 21 tuổi chưa lập gia đình. Mỗi lần hành kinh cháu cảm thấy rất mệt mỏi, đau lưng và đau bụng quằn quại, người toát mồ hôi, ớn lạnh, miếng dáng đôi khi còn nôn mửa nữa ạ trong ngày đầu hành kinh. Duong nhu Khong tap trung lam duoc viec gi chi muon nam va ngoi mot cho thoi .Xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì và cháu cần chữa trị như thế nào ạ. Vấn đề này có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không ạ! Cháu xin cảm ơn !

Hoang Thi Hien

(2014/08/20 00:57)

Chào bạn,
Đau bụng dưới (hạ vị) ở phụ nữ thường do nhiều nguyên nhân. Ngoài việc chú ý đến tính chất của đau (vị trí, hướng lan tỏa, đau nhiều ít...), người bệnh cần quan tâm đến thời điểm xuất hiện cơn đau, bởi thông tin này giúp ích nhiều cho việc tìm ra nguyên nhân.
- Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh: Đó là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung. \n- Cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ: Đó là cơn đau bụng dưới do rụng trứng, là hiện tượng sinh lý thông thường. Đôi khi cơn đau này kèm với rong huyết (máu rỉ từ âm đạo), thường gọi là “hành kinh ngày thứ 15”. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau, nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thì có thể đau do nang ở buồng trứng, cần đi khám phụ khoa.
- Đau xuất hiện trước khi hành kinh là một dấu hiệu "hội chứng trước kỳ kinh". Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc. Nguyên nhân của hội chứng này là sau khi trứng rụng, có sự giảm tiết progesteron, một hormon có vai trò chuẩn bị niêm mạc để trứng được thụ tinh làm tổ và giúp cho trứng phát triển. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh.
- Cơn đau xuất hiện sau khi hành kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc màng trong của tử cung. Trong lòng tử cung có xuất hiện lạc chỗ các mô (bình thường ở trong thành của tử cung) như các ống tuyến, mô liên kết và một số sợi cơ trơn. Cơn đau này thường xuất hiện ở các phụ nữ trẻ, đôi khi ở những người không có khả năng sinh đẻ.
- Cơn đau xuất hiện trước khi hành kinh (hay đôi khi trong lúc rụng trứng) và chỉ mất đi ở cuối kỳ kinh nguyệt. Đó là cơn đau trong bệnh loạn dưỡng buồng trứng. Bệnh này gây nên những biến đổi chức năng của buồng trứng, làm rối loạn hiện tượng tiết hormon. Dựa vào tính chất xuất hiện và mất đi ở cơn đau, kết hợp với khám lâm sàng, bác sĩ có thể xác định được bệnh này.
- Do nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục phía trong (buồng trứng, vòi trứng...). Thường nghĩ đến trường hợp này nếu bệnh nhân đã có lần tiếp xúc với nguồn truyền bệnh hoa liễu. Khám bằng mỏ vịt sẽ thấy mủ rỉ ra từ lỗ tử cung. Bệnh nhân sẽ thấy đau hơn nếu trong khi khám có di chuyển tử cung. Các phần phụ (buồng trứng, vòi trứng) đôi khi tăng kích thước. Cần làm các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Một điều cần nhấn mạnh là một số lớn các bệnh phụ khoa như tử cung quặt ra sau, u xơ tử cung, u nang buồng trứng... rất ít khi gây đau nếu không có biến chứng (chảy máu, nhiễm khuẩn). Để điều trị không muộn các trường hợp khó nhận biết trên, các bác sĩ phụ khoa thường khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần.
Như vậy, chúng ta biết rằng khi phụ nữ đau bụng dưới thì có thể liên quan đến nhiều chứng bệnh khác nhau. Do đó, trong trường hợp gặp các cơn đau này, bạn hãy sớm đi khám ở các cơ sở y tế để được các bác sỹ chẩn đoán và có kế hoạch điều trị dứt điểm và kịp thời nhé.
Bạn có thể sử dụng thuốc Phụ lạc cao để điều trị đau bụng kinh sinh lý và đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung. Phụ lạc cao đã được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn như Phụ Sản Trung Ương, Từ Dũ, ĐHY Hà Nội đều cho thấy Phụ lạc cao có tác dụng giảm đau cũng như điều trị hiệu quả chứng đau bụng kinh và lạc nội mạc tử cung.
Phụ lạc cao là thuốc đông y có tác dung hoạt huyết hóa ứ và bồi bổ khí huyết ở phụ nữ.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan