Nội Tiết

Thưa bác sĩ, Tôi đang mang thai ở tuần thứ 25 thì làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Kết quả tôi bị tiểu đường thai kỳ và nước tiểu có sỏi "stone in urine". Bác sĩ đã tư vấn cho tôi về chế độ ăn kiêng và đo lượng đường trong máu 6 ngày/lần. Tuy nhiên, ở tuần 28, lượng đường trong máu của tôi mặc dù đã làm đúng như những gì tư vấn nhưng vẫn không kiểm soát được. Đăc biệt là chỉ số đường huyết trước và sau buổi tối, và buổi sáng thức dây luôn cao. Lúc khám thai ở tuần 28, tôi đã bị sụt gần 2.5 kg chỉ trong 3 tuần. Bác sĩ cho biết do em bé còn nhỏ, công thêm phải cung cấp chế độ dinh dưỡng cho bé nên họ nói chưa cân phải can thiệp bằng thuốc và bảo tôi về cứ ăn uống thêm nhiều protein và chất béo để tăng cân, không cần đo đường huyết mỗi ngày nữa cho đến kỳ khám thai tiếp theo ở tuần thứ 31. Khi đó họ sẽ dựa vào kết quả siêu âm để quyết định phương pháp điều trị. Tôi có vài thắc mắc như sau: - Siêu âm ở tuần 28 cho biết các chỉ số đều bình thường. Bé nặng khoảng 1.1kg (tuần 27 siêu âm bé nặng 800g). Vậy tại sao bác sĩ lại bảo em bé nhỏ?. - Nếu ăn uống như trên để đạt mức từ 1800 kgcalo (dựa theo BMI của tôi đối với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ) lên 2200 Kg calo mỗi ngày (chủ yếu vẫn giữ nguyên carbohydrate nhưng tăng protein và chất béo) và không đo đường huyết trong 3 tuần như trên liệu em bé có bị ảnh hường không? Tôi có thể tăng cân trở lại không hay thực phẩm tôi tiêu thụ hoàn toàn không thể hấp thụ được? - Kết quả xét nghiệm có sỏi trong nước tiểu có nghiêm trọng không. Đó có phải là bệnh sỏi thận không?. Tôi nên làm gì để điều trị nó mà không ảnh hưởng đến bé. Rất mong nhận được sự tư vấn của các chuyên gia. Chân thành cảm ơn

Tuệ Linh

(2015/11/15 00:57)

Chào bạn,
Tiểu đường do thai gây ra là tình trạng biến dưỡng đường vốn bình thường trước đây trở nên rối loạn khi mang thai và trở về bình thường sau sinh khoảng 6 tuần. Sự rối loạn biến dưỡng này gây nên bởi ảnh hưởng của các nội tiết thai kỳ như progesteron, estrogen,..Đối với thai nhi ở tuần 28 thì cân nặng dao động từ 1-1,4g là hoàn toàn bình thường. Bạn không nên quá lo lắng. Tiểu dường khiến thai phụ phải hạn chế về chế độ dinh dưỡng do đó, bạn cần chú ý bổ sung các vi chất, vi lượng cho mẹ và bé. Chế độ dinh dưỡng cần hạn chế chất carbohydrat, tăng cường bổ sung bằng protid và lipid., bạn nên chia nhỏ bữa ăn và tăng cường chất xơ. Bạn không nên quá lo lắng. Tiểu đường thai nghén là tính trạng gặp phải ở nhiều phụ nữ. Việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đường huyết sẽ nhanh chóng trở về mức bình thường sau sinh. tuy nhiên cần chú ý trong những lần mang thai tiếp theo.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Nội Tiết
bệnh bướu cổ có si căn đến chân không

nguyen thi thuy duyen

(2015/12/07 04:44)