Tiêu Hóa

Bác sĩ cho em hỏi với ạ. Bé nhà em 15thang.cháu bị tiêu chảy cấp do Rota virus,viêm tai mũi họng,viêm phế quản nữa ạ. Cháu đi ngoài 5lần /ngày, háo nước và ăn ít. Chủ yếu là uống sữa và bú mẹ. E có đọc và được biết có thể điều trị tiểu chảy ở nhà nhưng trong đơn thuốc điều trị viêm tai lại có augmentin 500mg.e cho cháu uống thì đi ngoài nhiều hơn . vậy bẫy giờ các bác cho em hỏi e nên điều trị ntn?cháu ăn ít và mệt. Em sợ lắm ạ.

Nguyễn Minh Phú

(2015/10/30 22:19)

Chào bạn, bạn nên chú ý điều trị cho bé khỏi hẳn tiêu chảy. Đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 – 8 ngày. Tuy nhiên có thể có trẻ vẫn còn tiêu chảy đến 2 tuần dù đã khỏe, chơi, đòi ăn trở lại. Trẻ có sốt vừa phải, có trẻ sốt cao, đau bụng, có thể có ho và chảy mũi. Vì vừa bị ói và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm Rotavirus rất dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc thích hợp. Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Các biểu hiện của mất nước bao gồm: khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, đi tiểu ít, quấy khóc, kích thích. Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Xử trí tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ em: Tiêu chảy cấp Rotavirus do virut gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Ở thể nhẹ, không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3 – 8 ngày. Việc điều trị bệnh chủ yếu là đề phòng biến chứng mất nước, bù nước và muối khi trẻ bị mất nước. Bạn cần lưu ý:
– Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể dùng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước dừa tươi hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol (ORS), hydrite, lưu ý dung dịch ORS có độ thẩm thấu thấp.
– Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi của trẻ. Nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, cho trẻ ăn bằng thìa vì trẻ dễ bị nôn. Nếu trẻ nôn, cho trẻ nghỉ một chút rồi cho ăn lại.
– Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ trước mỗi cữ bú, sữa được pha theo số lượng như trẻ vẫn bú lúc không bị tiêu chảy, không được pha loãng hơn, không nên đổi loại sữa khác. Tương tự như việc cho ăn, nên cho trẻ bú từng ít một, nhiều lần trong ngày.
– Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.
– Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.
– Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài chứ không có tác dụng kháng virut – nguyên nhân gây nên tiêu chảy. Do đó trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, mà phân không được bài xuất ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong…
– Tránh kiêng khem quá mức như không cho trẻ uống sữa, chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan