Tai Mũi Họng

Chào bác sĩ. E bị ù tai khoảng 4 năm nay. Cảm giác như đầy 1 bên tai trái. Đặc biệt cứ hít hơi mạnh thì lại cảm thấy đầy hơn.e có đi nội soi tai mũi họng bác sĩ kết luận e bị tắc vòi nhĩ trái và bảo e về nhỏ thuốc.e cũng làm và khỏi được 1 2 tuần rồi lại bị lại. Dạo gần đây e lại thấy cổ họng trái như dắt hay tê ở họng trên..lúc tê ở dưới cuống lưỡi.e có đi soi họng thì bác sĩ bảo không sao.nhung e thấy khó chịu và lo lắng.xin bác sĩ tư vấn giúp e xem đó là bệnh gì ạ...cám ơn bs.

(2015/07/04 21:00)

Chào bạn,
Về tình trạng tắc vòi nhỉ của bạn khá lâu, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Thông vòi nhĩ là phương pháp điều trị tắc nghẽn vòi nhĩ. Nguyên lý của nó là tạo áp lực không khí tại cửa vòi nhĩ ở phần mũi – họng để đẩy khí vào làm thông chỗ bị tắc bít. Có 3 phương pháp thường dùng:


1.Phương pháp tự thông

Phương pháp này đơn giản dễ làm và có ưu điểm là không gây thêm tổn thương. Để tự thực hiện phương pháp này, trước hết phải làm cho mũi thật thông và sạch dịch bằng cách nhỏ thuốc co mạch mũi rồi hỉ mũi thật sạch. Nếu mũi không thông và dịch mũi còn đọng ở cửa vòi nhĩ thì khi làm phương pháp này dịch mủ sẽ trào ngược lên qua vòi nhĩ vào trong hòm nhĩ gây viêm tai giữa.
Cách làm như sau: Hít hơi vào phổi sau đó ngậm miệng, bóp chặt hai cánh mũi và thở mạnh dồn hơi ra mũi nhưng vì mũi đã bị bịt nên nên không khí bị nén sẽ đẩy mở cửa vòi nhĩ mà thoát lên hòm nhĩ, khi đó ta nghe thấy một tiếng “zắc” là do không khí đẩy vào màng nhĩ làm cho màng nhĩ căng phồng ra ngoài. Phương pháp này được gọi là nghiệm pháp Valsalva.


2.Phương pháp thổi hơi bằng bóng cao su

Cho bệnh nhân ngậm một miếng nước sau đó nhét đầu vòi của quả bóng cao su vào một bên mũi sao cho thật khít, lỗ mũi còn lại được bịt chặt bằng cách ép ngón tay cái vào cánh mũi. Bảo bệnh nhân nuốc nước xuống và ngay khi bệnh nhân thực hiện động tác nuốt, ta nhanh chóng bóp mạnh quả bóng cao su, lúc đó không khí sẽ được đẩy qua vòi nhĩ để vào hòm nhĩ. Nguyên lý của phương pháp này là mở cửa vòi nhĩ và tạo áp lực dương trong khoang mũi họng trong khi khoang này được cách ly hoàn toàn với họng miệng bằng màn hầu được đóng lên khi nuốt. Lúc đó không khí chỉ còn đường thoát duy nhất là chui qua vòi tai để “ùa” vào hòm nhĩ. Cũng theo cơ chế này, bệnh nhân có thể tự thông vòi nhĩ của mình bằng một quả bóng bay đã được thổi căng không khí.


3.Phương pháp thông khí qua ống dẫn cứng

Còn gọi là phương pháp “thông vòi Eustache bằng ống thông Itard”, cách làm như sau: Dùng một ống dẫn cong bằng kim loại đưa vào hốc mũi theo chiều úp rồi đẩy nhẹ về phía cửa mũi sau, xoay nhẹ đầu ống sao cho vuông góc với thành bên, lúc đó tay người thực hiện sẽ “mò” tìm cảm giác khi đầu ống mắc vào miệng vòi nhĩ. Nói là “mò” vì ta không nhìn thấy được nó. Nếu thủ thuật này được thực hiện dưới nội soi thì rất tiện lợi vì cửa vòi nhĩ “rõ như ban ngày”. Khi chắc chắn đầu ống thông đã nằm khít vào cửa vòi tai rồi thì dùng một quả bóng cao su để bóp thổi khí vào. Áp lực khí khi dùng phương pháp này sẽ tương đối lớn và chỉ tập trung ngay tại cửa vòi nên dễ thổi thông được vòi nhĩ bị tắc. Tuy nhiên, khi thực hiện phải hết sức thận trọng nếu không sẽ vô tình phá bục màng nhĩ khi áp lực khí quá mạnh ngoài tầm kiểm soát.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan