Chào bạn,
Đau vùng thái dương là một trong những biểu hiện của các nguyên nhân sau:
-Đau cơ hàm: Đau cơ nhai cũng là một nguyên nhân đau buốt rất hay gặp. Đau có liên quan đến việc tổn thương cũ, tiền sử chấn thương xương hàm mặt, hoặc hay gặp hơn cả là do tật nghiến răng. Khi đau cơ nhai, bệnh nhân thấy đau âm ỉ ở các vùng thái dương và trước dái tai, đau tăng khi cử động hàm hoặc nhai thức ăn. Nếu nghiến răng trong lúc ngủ, khi tỉnh dậy sẽ thấy cử động hàm dưới bị hạn chế. Triệu chứng chính là đau các cơ nhai, nhất là phần trước các cơ cắn và cơ thái dương.\n-Đau khớp thái dương hàm: Nguyên nhân chính gây đau khớp thái dương hàm dưới là do di chuyển đĩa khớp và viêm khớp. Di chuyển đĩa khớp do chấn thương hàm cấp hoặc do bệnh nhân nghiến răng nhiều gây chấn thương nhỏ mạn tính làm cho đĩa khớp không bám chặt vào lồi cầu hàm dưới và trượt ra phía trước. Cũng thường thấy gặp có thể nghe thấy tiếng lục cục mỗi khi mở miệng hoặc ngáp to, hoặc khi ngậm miệng lại đó là vì lôid cầu trượt đi trượt lại trên đĩa. Nếu khớp đĩa khớp lỏng lẻo, khi há miệng ra sẽ có hiện tượng “khóa hàm”: đau tại khớp hoặc vùng dưới dái tai khi mở miệng đòng thời hạn chế cử động miệng, hay gặp ở những bệnh nhân có khớp “kêu”. Đau khớp thái dương hàm hay gặp trong viêm khớp, thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp.\n-Đau đầu từng chuỗi: thường gặp bệnh nhân bị đau đầu một bện dữ dội kèm theo có chảy nước mắt, nhức mắt, chảy nước mũi cùng bên, cơn đau kéo dài thành từng chuỗi trong ngày và hàng tuần liền.\n-Viêm động mạch thái dương: Cũng là một nguyên nhân gây đau vùng thái dương, rất hay gặp ở phụ nữ, Đây là hậu quả của viêm mãn tính các mạch máu ở sọ não, thường là động mạch thái dương. Khám thấy động mạch thái dương cứng, đau.\n-Đau do yếu tố thần kinh: Đau dây thần kinh tam thoa, với đặc điểm cơn đau thường đột ngột, giật cơ vùng thái dương, bên má một bên, kèm theo đau tăng khi sờ vào vùng đau hoặc khi ăn. Thông thường cơn đau chỉ ngắn vài phút hoặc vài giây rồi hết đau hoàn toàn.\n-Đau mặt không điển hình: Triệu chứng chính là đau mặt nhẹ hàng vài tháng nhưng khám tai mũi họng, thần kinh không thấy tổn thương, bệnh thường gặp ở những bệnh nhân trầm cảm.\nĐể giải quyết triệt để hiện tượng đau buốt vùng thái dương, đầu tiên bạn nên đi khám, chẩn đóan nguyên nhân từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!