Tai Mũi Họng

Em 17 tuổi là nam, dạo trước em bị cảm sốt đau họng nhưng khi đó em tập hát bài có nhiều cao độ. trong khoảng 2 tiếng. Hôm sau, em đau họng hơn cả ngày hôm trước và có hiện tượng nhổ đờm ra máu nhưng em vẫn tiếp tục tập hát và trong hôm đó em có ăn đồ lạnh. Và sau đó em bị bể tiếng nghe lái nhái như con gái và uống nước nhanh thì chắc chắn sẽ bị sặc. Tuy đã bình phục nhưng em hiện không thể hét được giọng gió và giọng nghe vẫn có chút gì đó khác trước. Lúc chưa bị bệnh, em có thể hát được giọng gió to và uyển chuyển nhưng giờ em không hát được giọng gió và em thường dùng để hát những bài opera em gắng lắm thì chỉ lên tiếng ẹ ẹ.. làm em rất buồn, suy sụp. Xin bác sĩ tư vấn cho em em cám ơn! và em xin hỏi thêm liệu em có thể hát được giọng gió lại không hoặc có thể bị liệt vĩnh viễn luôn. Em đã đăng một lần rồi nhưng muốn trình bày lại các triệu chứng và nguyên nhân rõ ràng hơn mong bác sĩ cho em biết rõ tình trạng hiện giờ của em và cách chữa trị. hiện tại em vẫn có cảm giác đau nhẹ cổ họng. Em xin cám ơn!

Nguyễn Trường

(2015/02/05 05:25)

Chào bạn,
Bạn đừng quá lo lắng, triệu chứng cảm sốt đau họng là do bị cảm tuy nhiên lúc cổ họng đang đau bạn vẫn cố hát nên khiến dây thanh bị tổn thương nên dẫn đến chảy máu và khi khạc đờm thấy co một chút máu, đồng thời bạn lại uống nước lạnh nữa khiến cho bệnh tình bị nặng thêm.
Cơ quan phát âm của con người có cấu tạo rất phức tạp. Trong đó, thanh quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lời nói. Lời nói được tạo ra khi có luồng không khí từ phổi đi lên; sự rung động của dây thanh tác động lên cột không khí này, tạo nên âm thanh. Khi phát âm, dây thanh đóng kín, hình dạng dây thanh có thể biến đổi lúc dày, lúc mỏng, khi căng ít, khi căng nhiều... tùy theo nhu cầu phát âm.\nCác rối loạn về giọng xuất hiện do sự biến đổi nhất thời hoặc lâu dài của chức năng phát âm. Triệu chứng chủ yếu là khàn tiếng hoặc mất tiếng do sự rung động của dây không đều, hoặc hai dây thanh khép không kín khi phát âm, ngoài ra khàn tiếng còn là hậu quả của nhiều bệnh khác như: viêm dây thanh, polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh, ....
Tình trạng của bạn lại bị bể giọng, tình trạng này cũng thường gặp ở tuổi dậy thì, do đó cách chữa trị là bạn sẽ đến bệnh viện tai mũi họng khám để xem mức độ tổn thương thanh âm của bạn như thế nào khi đó bác sĩ sẽ lên phương pháp điều trị cho bạn.
Hiện nay, khoa thanh học của nhiều nước đã áp dụng phương pháp luyện giọng để giúp bệnh nhân tìm lại giọng nói trầm của đàn ông.\nNhiều thầy thuốc giả thuyết rằng rối loạn giọng tuổi dậy thì là do sự xung đột tâm lý tiềm tàng của một người muốn giữ giọng nói cao và từ chối giọng nói trầm của nam giới do sự thay đổi quá đột ngột ở tuổi dậy thì.\nKỹ thuật để tạo ra giọng nói trầm gồm những phần sau: ho và phát ra nguyên âm; phát nguyên âm với thanh nôn đóng mạnh (glottal attack); giảm sự căng thẳng của các cơ; hạ thanh quản xuống khỏi vị trí cao bất thường; tằng hắng giọng lên xuống; dùng ngón tay ấn nhẹ vào sụn giáp khi bệnh nhân phát nguyên âm.\nĐôi khi chỉ cần chứng tỏ cho bệnh nhân biết họ có thể phát ra âm trầm là đủ để họ có lại giọng nói nam nếu người ấy sẵn sàng để đổi giọng. Nếu bệnh nhân có biểu hiện không đáp ứng tốt với luyện giọng, cần tìm hiểu thêm các yếu tố khác, thói quen sinh hoạt trong đời thường và lúc đó phải giải thích và tư vấn cho họ.\nPhác đồ luyện giọng có những bước cơ bản như sau: thư giãn; tập thở bụng; tằng hắng, phát âm; tập thở và phát âm; tập đọc: nhỏ lớn, thấp cao, kể chuyện; tập động tác môi miệng; tập phong cách; tập hát và phát âm theo đàn.
Ngoại trừ những trường hợp có bệnh lý kèm theo, kết quả luyện giọng tuỳ thuộc nhiều vào nhận thức của bệnh nhân, sự nỗ lực và độ kiên trì.
Chúc bạn sớm tìm lại được giọng nói như ý!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan