Tiêu Hóa

bạn cháu bị đau dạ dày nhưng cứ đau từng cơn mặc dù uống thuốc nhưng vẫn ko thấy bớt mong bác sĩ giúp cháu nên làm gì để cắt cơn đau ạ

nguyễn mạnh tiến

(2014/10/07 22:47)

Chào bạn, Để phòng ngừa đau dạ dày bạn nên sắp xếp cho mình một kế hoạch làm việc và ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Dù rất bận rộn bạn không nên bỏ bữa ăn và cần ăn đúng giờ. Bữa ăn phải là thời gian thư giãn. Việc suy nghĩ nhiều, lo lắng, căng thẳng sẽ làm bệnh càng tiến triển hơn. Một bầu không khí vui vẻ sẽ kích thích sự ngon miệng và là một liều thuốc bổ. Dạ dày cũng giống như một công chức mẫn cảm, chỉ dẻo dai khi làm việc có kế hoạch và đúng giờ giấc. Khi ăn cần lưu ý: không nên “nhồi” ngay một lượng thức ăn lớn vào dạ dày của bạn. Ăn no sẽ làm dạ dày bạn phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại, dễ đau. Mỗi ngày, bạn nên ăn thành 4-6 bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn nên đều đặn. Nên ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ để “chia sẻ” với dạ dày một phần công việc. Bữa ăn tối nên cách khi đi ngủ khoảng 3 tiếng, để không làm tăng lượng axit trong dạ dày. Khi đang đói, bạn nên ăn để dịch vị trong dạ dày không có cơ hội tấn công niêm mạc dạ dày. Nếu chưa thể ăn ngay bạn có thể dùng tạm 1 ly sữa với vài cái bánh quy hay ly bột ngũ cốc hoặc ly chè. Không nên ăn những thức ăn lạ, khó tiêu. Bữa ăn sáng rất quan trọng không nên bỏ vì lượng thức ăn trong cơ thể bạn đã được bài tiết sau một đêm, nếu bạn nhịn đói sẽ mau mệt và não không đủ năng lượng để có thể tiếp nhận được một ngày mới tươi đẹp. Làm được những việc này sẽ giúp bạn tránh được cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, không nên ăn những món có vị chua, cay, nóng hoặc quá mặn lúc đói và những loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, hạt tiêu…Đặc biệt, không nên uống rượu mạnh, nhất là lúc đói, vì rượu sẽ kích thích lượng acid trong dạ dày tăng nhanh chóng.
Song song với việc ăn uống đúng giờ, bạn còn cần chú ý đến chất lượng bữa ăn. Phải chọn lựa thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày và đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: gạo nếp, bột sắn, bánh mì, thịt, cá, rau, đậu…Bạn nên uống thêm sữa 1-2 ly mỗi ngày vào các bữa phụ và buổi tối trước khi ngủ để tăng thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng. Theo các nhà khoa học, sữa và trứng là hai thực phẩm tốt nhất cho dạ dày. Đây là hai loại thực phẩm vừa giàu chất dinh dưỡng, vừa trung hoà được lượng acid trong dạ dày. Tuy nhiên, sữa chỉ nên uống khi dạ dày bạn đã có tinh bột lót đường. Nếu uống sữa với dạ dày trống rỗng thì lại là cách làm bạn nhanh chóng bị lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy.Ngoài ra, có một mẹo nhỏ, bạn nên chuẩn bị sẵn vài viên kẹo và cái bánh trong túi áo, trong lúc làm việc nếu mệt mỏi bạn có thể dùng ngay. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể có được một chế độ ăn phù hợp, nhẹ nhàng giảm những cơn đau dai dẳng của dạ dày dù bạn là một người bận rộn. Nên chăm sóc sức khoẻ bằng những bữa ăn hàng ngày. Đừng để đến khi cảm thấy cơ thể yếu dần hoặc là một triệu chứng nào đó bất thường trong cơ thể thì mới tìm cách khắc phục.
Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà như sau:
Nếu trong nhà bạn có sẵn các nguyên liệu để pha trà thảo dược thì hãy dùng nó nhé. Bạn có thể pha chúng theo những cách sau:
Trà bạc hà: bạn cho khoảng 2-3 nhánh bạc hà vào tách nước sôi.
Trà cỏ xạ hương: Lấy vài nhánh cỏ xạ hương khô ngâm vào trong nước sôi khoảng 10 phút, sau đó dùng nó để uống thay nước.
Hay bạn có thể dùng trà hoa cúc: nó có tác dụng loại bỏ chuột rút, đau dạ dày và có tác dụng làm dịu lợi.
Chườm nóng: gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ giúp cho quá trình vết thương được nhanh hơn, làm giảm sự sung huyết ở sâu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng cắt cơn đau dạ đày, gan hoặc thận. Bạn có thể dùng chai nước ấm hoặc khăn tắm ngâm nước nóng chườm vào bụng. Bạn có thể thay nước nóng bằng một ít gạo rang nóng hay rang muối bỏ vào túi vải chườm lên chỗ đau.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tiêu Hóa
Xin hoi dieu tri viem dai trang ntn

TR.Tấn sỹ

(2016/05/28 23:26)