Cơ Xương Khớp

Cháu xin chào bác sĩ, cháu là Quân năm nay 24 tuổi, khoảng 2 tháng gần đây cháu thấy có hiện tượng khi cháu ngáp ngủ hay há miệng to thậm trí khi nhai thức ăn thì hàm cháu hay bị lục cục, nhiều lúc rất đau, cảm giác căng cứng như bị chệch xương hàm. Cháu xin hỏi bác sĩ hiện tượng như vậy là bị sao ạ, và có nguy hiểm không bác sĩ. Cháu xin cảm ơn...!

Nguyễn Văn Quân

(2014/09/22 19:35)

Chào bạn,
Với triệu chứng của bạn mô tả thì có thể bạn đã bị loạn năng thái dương hàm.
Bệnh nhân bị loạn năng thái dương hàm cảm thấy rất khó khi ăn nhai, há miệng đau, các cơ nhai co thắt. Các biểu hiện ở khớp nhai là bệnh nhân há miệng cảm thấy lục cục bên trong khớp. Triệu chứng này rất nhiều người hay gặp. Hoặc bệnh nhân cũng có thể có cảm giác đau ở khớp hàm, hay há miệng không được thoải mái chính là những dấu hiệu rất hay gặp ở bộ máy nhai.
Biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở bộ máy nhai, biểu hiện trên các cơ nhai, trên các khớp thái dương hàm, ở răng, xương hàm răng hay biểu hiện ở cổ, mặt.
Dấu hiệu thường gặp nhất là bệnh nhân thấy đau tại cơ nhai, ở cơ thái dương vùng mặt có cảm giác khó chịu, căng mỏi. Đau có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau có thể đau ở tại cơ, có thể đau sau quá trình nhai nhiều hay ăn thức ăn cứng, dai đau sẽ xuất hiện. Bên cạnh dấu hiệu đau, vì đau dẫn đến co thắt cơ làm cho há miệng hạn chế \nPhì đại cơ
Nguyên nhân do cơ nhai hoạt động kéo dài liên tục. Đặc điểm của phì đại cơ làm cho khuôn mặt không đều, một bên phình to, một bên bình thường làm cho khuôn mặt mất cân đối. Những người đó chắc hẳn đang có hiện tượng nhai lệch.
Hay gặp nhất đó là đau khớp hàm đặc biệt khi nhai có thể đau.

- Một biểu hiện nữa cũng hay gặp đó là tiếng kêu khớp, có thể há miệng kêu tiếng lốc cốc, lốc cốc. Nhẹ thì có thể bệnh nhân cảm nhận được nhưng nặng thì người bên cạnh cũng có thể nghe thấy. Khi có tiếng kêu thì tổn thương của bệnh đã đi vào khớp và lúc đó thì tương đối khó để điều trị, do vậy nên phát hiện bệnh sớm để có thể có phương pháp điều trị một cách tốt nhất. Há miệng hạn chế cũng là một biểu hiện, do tổn thương tại khớp làm cho vận động của khớp không được tốt nên giới hạn há miệng.
- Giãn khớp: Miệng há bình thường có thể đút lọt ba ngón tay qua miệng, đó là biên độ bình thường. Nhưng những người giãn khớp có thể đút lọt cả bàn tay vào miệng những người như vậy đã bị giãn khớp thái dương hàm dễ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là trật khớp thái dương hàm. Sau trật khớp hàm bệnh sẽ chuyển giai đoạn nặng nề hơn như là dính khớp, các đầu khớp bắt đầu thoái hoá có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi đã thủng đĩa khớp mà bệnh nhân vẫn không biết và cũng không để ý điều trị thì có thể dẫn đến hiện tượng phá huỷ đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được.
Để tránh nguy hiểm, bạn nên tới bệnh viện răng hàm mặt để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không tốt.
- Để phòng chánh bênh loạn năng thái dương hàm chúng ta cần thường xuyên khám để có thể được điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng. \n- Cần trồng răng thay thế răng đã mất ngay sau khi mất răng. \n- Tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày. \n- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. \n- Trong chế độ ăn không nên ăn những thức ăn quá cứng, quá dai có thể ảnh hưởng đến bộ máy nhai để tránh khả năng mắc bệnh càng cao hơn.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan